32. Kiến thức kinh tế

Lean Startup là gì? Có lợi thế gì so với Startup?

Lean Startup là gì? Lean Startup có ưu điểm gì mà các công ty khởi nghiệp lại chọn mô hình này?

Lean Startup là gì?

Lean Startup được hiểu là khởi nghiệp tinh gọn. Nó là phương pháp được sử dụng để thành lập một công ty mới hoặc giới thiệu một sản phẩm mới theo quy trình rút gọn nhằm phát triển sản phẩm và đem đến giá trị sớm nhất cho khách hàng.

“Lean Startup là khởi nghiệp theo hướng đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả dựa vào tối ưu quy trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.”

Trong khi khởi nghiệp truyền thống sẽ bắt đầu bằng nghiên cứu thị trường từ vĩ mô, tới vi mô, nghiên cứu sản phẩm, phân tích tìm lợi thế cạnh tranh… thì khởi nghiệp tinh gọn, chủ yếu tập trung vào tạo ra sản phẩm một cách nhanh nhất với số lượng nhỏ và nguồn lực thấp nhất. Cũng chính vì thế, Lean Startup mang lại nhiều lợi thế hơn.

Ưu điểm của Lean Startup

Với mô hình khởi nghiệp truyền thống, khi có ý tưởng mới và quyết định thành lập một công ty khởi nghiệp, bạn sẽ tìm những người cộng sự, sau đó lập kế hoạch chi tiết để triển khai từng phần của dự án. Bạn dành rất nhiều thời gian, tiền bạc cho kế hoạch nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Bởi khi đưa ra thị trường, nó không được khách hàng ủng hộ. Điều đó sẽ khiến cho mọi sự đầu tư về tiền bạc, thời gian, khi khởi nghiệp đều bị lãng phí. 

Ngược lại, với mô hình khởi nghiệp Lean startup, bạn sẽ chỉ chọn một hoặc một vài tính năng hiệu quả thay vì tạo một sản phẩm tưởng như hoàn hảo mà lại không được khách hàng lựa chọn. 

Với cách vận hành như vậy, ưu điểm của Lean Startup là gì?

Tiết kiệm thời gian

Lean Startup giúp tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường mà không mất quá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu sản phẩm. Điều bạn có thể làm nếu muốn Lean Startup là tạo ra sản phẩm thật nhanh, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Tham khảo:   Lạm phát inflation là gì? Cách đo lường chỉ số lạm phát

Tiết kiệm công sức

Khởi nghiệp tinh gọn giúp nhân sự làm việc thông minh hơn, được rèn luyện nhiều kỹ năng hơn, năng suất công việc từ một nhân sự được tối ưu. Đồng thời quy trình làm việc được tinh gọn hơn, vận hành nhanh chóng giúp startup đi đúng hướng và đúng cách, từ đó sẽ tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc.

Tiết kiệm chi phí

Lean Startup vừa giúp giảm thiểu chi phí vừa góp phần giảm thiểu nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Bởi vì tạo ra sản phẩm nhanh gọn, không mất nhiều thời gian nên có thể thay thế sản phẩm khác nếu như sản phẩm lúc đầu không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Sản phẩm được tin cậy hơn

Với khởi nghiệp tinh gọn, quá trình đánh giá sản phẩm được kiểm chứng thông qua việc tiếp thu những phản hồi trực tiếp từ khách hàng, do đó, những sản phẩm bạn hoàn thiện sẽ có kiểm chứng hơn.

Sản phẩm sáng tạo

Khởi nghiệp tinh gọn giúp sáng tạo sản phẩm phù hợp với thị trường. Các sản phẩm sẽ được cải tiến liên tục để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Mẹo để thực hiện Lean Startup thành công

Khởi nghiệp tinh gọn tập trung quan tâm đến sự trải nghiệm, cải tiến thay vì phải lập kế hoạch chi tiết rồi mới thực thi. Mặc dù khác khởi nghiệp truyền thống, nhưng để có thể Lean Startup thành công, bạn cũng cần những điều kiện nhất định, thậm chí yêu cầu cao hơn so với khởi nghiệp truyền thống.

Nhân sự đa nhiệm

Thông thường nhân sự đa nhiệm làm việc sẽ khó đạt được hiệu quả nên đây là khâu vô cùng quan trọng đối với khởi nghiệp tinh gọn. Một doanh nghiệp mới khởi nghiệp tiềm lực còn yếu nên để trang trải cho nhân sự sẽ rất tốn kém. Với Lean Startup có quá nhiều việc phải làm nên đa nhiệm và đa năng là một yêu cầu quan trọng đối với nhân sự.

Tham khảo:   Holding period return là gì và công thức tính

Sử dụng mô hình kinh doanh phù hợp

Thay vì các kế hoạch kinh doanh chi tiết, dài dòng như khởi nghiệp truyền thống, khởi nghiệp tinh gọn đúc kết thành các mô hình kinh doanh để dễ dàng nắm bắt. Những mô hình kinh doanh thường được chắt lọc, nghiên cứu từ thực tiễn của thị trường nên khi áp dụng cũng hiệu quả hơn.

Khả năng điều chỉnh nhanh chóng

Đối với một doanh nghiệp truyền thống việc thay đổi một chính sách phải mất thời gian khá lâu. Tuy nhiên với Lean Startup điều chỉnh nhanh chóng chính là cách để phát triển và giúp tạo ra cơ hội mới cho các Startup.

Nếu khách hàng phản hồi không hài lòng về sản phẩm, Lean Startup nhanh chóng điều chỉnh để hạn chế tổn thất và bắt đầu thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Quy trình áp dụng nhanh

Là doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn nên Lean Startup muốn đuổi kịp và bất phá doanh nghiệp truyền thống cần rút ngắn quy trình vận hành. Bởi vậy, Lean Startup sẽ luôn phải tìm ra cách làm nhanh nhất nhưng phải là phương pháp làm tốt nhất để có được hiệu quả cao nhất.

Quy trình của Lean Startup là gì?

Ba bước cơ bản của quy trình sơ lược mà Lean Startup tập trung là: Xây dựng – Đo lường – Thay đổi.

Trong đó, bước đầu tiên, doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm một cách nhanh nhất mà tối ưu được mọi mặt. Sau đó, sản phẩm đó sẽ được đưa ra thị trường. Doanh nghiệp dùng các công cụ để đo lường, phân tích và đánh giá lại sản phẩm. Sau khi đánh giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến và nhanh chóng cải tiến sản phẩm cho phù hợp nhất.

Tham khảo:   Vốn huy động là gì? Vai trò và cách huy động vốn phổ biến

Bài viết trên góp phần làm rõ hơn nội dung Lean Startup là gì, tại sao Lean Startup đang là xu thế lựa chọn của các nhà khởi nghiệp. Hi vọng chia sẻ trên giúp các nhà khởi nghiệp thay đổi quy trình, cách vận hành cũng như tạo ra sản phẩm phù hợp để khởi nghiệp thành công.

Nguyễn Lý

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo