23. Chứng khoán

Chỉ số thị trường (Market Index) là gì?

Hình minh họa

Chỉ số thị trường

Khái niệm

Chỉ số thị trường trong tiếng Anh là Market Index.

Chỉ số thị trường là một danh mục đầu tư giả định, đại diện cho một phân khúc của thị trường tài chính. Việc tính toán giá trị của chỉ số dựa vào giá của các cổ phiếu trong danh mục. Một số chỉ số có các giá trị dựa trên trọng số vốn hóa thị trường, trọng số doanh thu, tỉ lệ cổ phiếu trôi nổi và các chỉ số cơ bản.

Nội dung

Các chỉ số thị trường đo lường giá trị của một danh mục đầu tư với các đặc điểm thị trường cụ thể. Mỗi chỉ số có phương pháp tính toán riêng, thường sẽ được tính trung bình theo trọng số của vốn hóa thị trường. Do đó, sự thay đổi của chỉ số sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các cổ phiếu có trọng số lớn nhất.

Các nhà đầu tư sử dụng các chỉ số thị trường để theo dõi biến động của thị trường tài chính và quản lí danh mục đầu tư của họ. Ba chỉ số chứng khoán phổ biến nhất để theo dõi hiệu suất của thị trường Mỹ là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite.

Trong thị trường trái phiếu, Bloomberg Barclays là nhà cung cấp chỉ số thị trường hàng đầu với chỉ số U.S. Aggregate Bond Market Index.

Tham khảo:   Công ty quản lí tài sản (Asset Management Company) là gì? Ưu nhược điểm của công ty quản lí tài sản

Các nhà đầu tư không thể đầu tư trực tiếp vào một chỉ số, vì vậy các danh mục đầu tư này được sử dụng rộng rãi làm điểm chuẩn (benchmark) hoặc áp dụng vào quĩ đầu tư theo chỉ số.

– Chỉ số được dùng làm điểm chuẩn

Là một danh mục đầu tư giả định, chỉ số đóng vai trò làm điểm chuẩn để so sánh cho nhiều mục đích khác nhau trên thị trường tài chính.

Chỉ số Dow Jones bao gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất tại thị trường Mỹ. Chỉ số S&P 500 bao gồm 500 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất tại thị trường Mỹ. Chỉ số Nasdaq Composite bao gồm tất cả các cổ phiếu trên sàn giao dịch Nasdaq. Ba chỉ số trên bao gồm các cổ phiếu quan trọng nhất của Mỹ nên được coi là điểm chuẩn để đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ.

– Quĩ đầu tư theo chỉ số

Các nhà quản lí quĩ sử dụng điểm chuẩn làm đại diện cho hiệu quả sinh lời của quĩ. Mỗi quĩ có một điểm chuẩn riêng. Nó được đề cập trong bản cáo bạch và được cung cấp trong báo cáo hiệu quả của quĩ, nhằm mang lại sự minh bạch cho các nhà đầu tư.

Tham khảo:   Lí thuyết lô lẻ (Odd Lot theory) trong chứng khoán là gì?

Dưới góc độ giao dịch, các nhà đầu tư cá nhân không thể đầu tư vào một chỉ số bằng cách mua từng cổ phiếu riêng lẻ trong rổ vì chúng quá đắt. Do đó, các quĩ đầu tư theo chỉ sẽ giúp các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào một danh mục, tiếp cận với một phân khúc thị trường cụ thể mà họ lựa chọn với chi phí thấp.

Các quĩ đầu tư theo chỉ số sử dụng chiến lược sao chép chỉ số. Trong đó, họ mua và nắm giữ tất cả các cổ phiếu trong rổ chỉ số. Chi phí quản lí và chi phí giao dịch vẫn được bao gồm trong tỉ lệ chi phí của quĩ nhưng thấp hơn nhiều so với quĩ đầu tư chủ động.

(Nguồn tham khảo: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo