23. Chứng khoán

Bẫy giảm giá (Bear Trap) là gì? Tác động của bẫy giảm giá

Hình minh họa. The Wall Street Journal

Bẫy giảm giá (Bear Trap)

Định nghĩa

Bear dịch ra tiếng Việt là con gấu, thuật ngữ này đại diện cho thị trường giảm giá. Trap là cái bẫy. Do đó, Bear Trap tạm dịch ra tiếng Việt là bẫy giảm giá.

Bẫy giảm giá là một mô hình thuật xảy ra khi một cổ phiếu, chỉ số hoặc công cụ tài chính báo hiệu không chính xác về sự đảo chiều của xu hướng giá tăng.

Trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, Bear Trap có thể hiểu đơn giản là một tín hiệu sai về sự giảm giá của chứng khoán trong giai đoạn uptrend.

Ngược lại với Bear Trap là Bull Trap. Bull trap (bẫy tăng giá) là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc và thị trường đang có xu hướng đi lên.

Trong cả hai trường hợp, những cái bẫy này có thể cám dỗ các nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên dự đoán về biến động giá mà cuối cùng chúng đã không diễn ra.

Tác động của bẫy giảm giá

– Một cái bẫy giảm giá có thể khiến các nhà đầu tư tham gia thị trường mong đợi sự suy giảm giá trị của một công cụ tài chính, khiến cho người đó ra quyết định bán khống trên tài sản. Tuy nhiên, giá trị của tài sản không thay đổi hoặc tăng trong kịch bản này và nhà đầu tư buộc phải chịu một khoản lỗ.

Tham khảo:   Rủi ro (Risk) trong đầu tư chứng khoán là gì? Mức bù đắp rủi ro

– Nhà giao dịch tăng giá có thể bán một tài sản đang giảm giá để giữ lại lợi nhuận trong khi nhà giao dịch giảm giá có thể cố gắng bán khống tài sản đó, với ý định mua lại sau khi giá đã giảm xuống một mức nhất định. Nếu xu hướng giảm đó không bao giờ xảy ra hoặc đảo chiều sau một khoảng thời gian ngắn, sự đảo ngược của giá được xác định là bẫy giảm giá.

Làm thế nào để tránh bẫy giảm giá?

– Những người tham gia thị trường thường dựa vào các biểu đồ thuật để phân tích xu hướng thị trường và đánh giá các chiến lược đầu tư.

– Các nhà giao dịch thuật cố gắng xác định bẫy giảm giá và tránh chúng bằng cách sử dụng nhiều công cụ phân tích bao gồm các mức Fibonacci thoái lui, chỉ báo sức mạnh tương đối và các chỉ báo về khối lượng giao dịch.

– Những công cụ này có thể giúp các nhà giao dịch hiểu và dự đoán liệu xu hướng giá hiện tại của chứng khoán có hợp lí và bền vững hay không.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Tham khảo:   Quyền chọn vĩnh viễn (Perpetual Option - XPO) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo