24. Kinh doanh thương mại

Trung tâm trọng tài (Arbitration centres) và các qui định của pháp luật

Hình minh họa (Nguồn: VIAC).

Trung tâm trọng tài (Arbitration centres)

Trung tâm trọng tài – danh từ, trong tiếng anh được dùng bởi cụm từ Arbitration centres.

Trung tâm trọng tài là nơi có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài qui chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.” 

“Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.” (Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010)

Trung tâm trọng tài trong qui định của pháp luật trọng tài thương mại

Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài

Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên theo qui định của pháp luật đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.

Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài

Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Tham khảo:   Đấu thầu qua mạng (Bidding via network) và trách nhiệm của các chủ thể trong hình thức này

Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư kí. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm qui định.

Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư kí do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.

Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.

Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài

– Xây dựng điều lệ và qui tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những qui định của pháp luật.

– Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và qui trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.

– Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.

– Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp qui định.

– Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo qui định của pháp luật.

Tham khảo:   Tường lửa (Firewall) trong thương mại điện tử là gì? Đặc điểm

– Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.

– Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.

– Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.

– Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kĩ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.

– Báo cáo định kì hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng kí hoạt động.

– Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo