30. Kỹ năng sống

Bật mí những thói quen chi tiêu giúp bạn ổn định tình hình tài chính

Cùng Masterskills khám phá một số thói quen nhỏ nhưng hữu ích sau giúp bạn cải thiện tình hình tài chính hiệu quả hơn nhé!

1. Lập bảng ngân sách cụ thể

Thói quen cải thiện tình hình tài chính

Ảnh: Unsplash/ Hernan Gonzalez

Lập bảng ngân sách cụ thể là một trong những cách đơn giản giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả. Bằng cách duy trì thói quen ghi chép thu chi định kỳ, bạn có thể hiểu rõ mức độ chi tiêu của bản thân so với thu nhập cá nhân. Đồng thời, bạn cũng có thể theo dõi nguồn ra của các khoản phí cố định (tiền thuê nhà, tiền trả góp hàng tháng…) và chi phí tiêu dùng (tiền mua sắm, phí sinh hoạt, tiền dịch vụ…) kỹ lưỡng.

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn: Ghi chép ngân sách định kỳ không thể hạn chế kế hoạch chi tiêu của bạn. Thói quen này chỉ giúp cá nhân quản lý dòng tiền hiệu quả, từ đó bạn có thể thay đổi các khoản tiêu dùng cần thiết để tài khoản cá nhân không bị rơi vào trạng thái báo động.

2. Theo đuổi mục tiêu tài chính nhất định

Tạo động lực tiết kiệm cho bản thân cũng là cách giúp bạn chi tiêu hợp lý. Việc tìm cho mình một mục tiêu tài chính ngắn hoặc dài hạn sẽ giúp bạn tuân thủ thói quen tiêu xài tiết kiệm, hạn chế mua sắm quá tay. Bạn sẽ buộc mình vào một khuôn khổ chi tiêu kỷ luật hơn để theo đuổi mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, bạn cần một khoản tiền để sắm một món hàng xa xỉ hay chi trả cho một kế hoạch quan trọng trong tương lai, những dự tính ấy sẽ trở thành động lực giúp bạn tiết kiệm hiệu quả, tiêu tiền thông minh, thậm chí truyền động lực để bạn nỗ lực hơn.

3. Ưu tiên “nuôi dưỡng” quỹ cá nhân

Thói quen tài chính

Ảnh: Pexels/ Pavel Danilyuk

Ngay khi nhận lương, thay vì tiêu pha thỏa thích cho những thú vui xa xỉ, bạn có thể chuyển ngay một phần tiền thu nhập vào tài khoản tiết kiệm cá nhân hoặc quỹ đầu tư định kỳ. Số tiền được trích này sẽ thuộc nhóm “bất khả xâm phạm” và chỉ được sử dụng trong tình huống cần thiết. Nếu duy trì thói quen này, bạn có thể hạn chế tình trạng lỡ tiêu tiền quá tay vào cuối tháng cũng như trì hoãn kế hoạch tiết kiệm ban đầu. Nếu bạn là người hay quên và không thể nhớ chuyển tiền đúng hạn, bạn có thể cài đặt chế độ chuyển khoản tự động vào tài khoản hoặc sổ tiết kiệm định kỳ.

Tham khảo:   6 “nàng thơ mạng xã hội” giúp bạn định hình phong cách sống thơ mộng và tích cực

4. Thanh toán hóa đơn định kỳ đúng hạn

Tương tự thói quen ưu tiên quỹ tiết kiệm, việc thanh toán các hóa đơn đúng hạn cũng giúp bạn tránh rơi vào tình trạng rỗng túi vào cuối tháng, đồng thời tránh các khoản phí trễ hạn, hạn chế cảnh báo nợ xấu cho tài khoản cá nhân. Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các kỳ thanh toán hóa đơn, bạn có thể cân nhắc dịch vụ trừ tiền tự động để đảm bảo bản thân không bị trễ hạn nhiều lần. 


Xem thêm

• Ask Masterskills: Phụ nữ với những trăn trở về sự nghiệp và cuộc sống

• 8 thói quen nhỏ giúp cải thiện cuộc sống của bạn

• 7 đặc điểm tính cách cho thấy bạn là người có tinh thần mạnh mẽ


5. Tập trung giải quyết các khoản nợ (nếu có)

Thói quen ổn định tài chính

Ảnh: Pexels/ вальдемар

Ngoài ra, nếu đang có bất kỳ khoản nợ nào, hãy tập trung vào việc thanh toán nhanh chóng thay vì tiêu xài hoang phí cho niềm vui cá nhân. Lên kế hoạch trả nợ và nghiêm túc tuân thủ là những điều cần thiết để bạn sớm thoát khỏi tình trạng áp lực tài chính. Một khi đã xác định được kế hoạch, bạn nên duy trì thói quen làm việc chăm chỉ để nhanh chóng quyết toán các khoản nợ hiện thời. Càng sớm giải quyết vấn đề tiền bạc, bạn càng sớm có thời gian bắt đầu tiết kiệm cho riêng mình. 

Một khi đã thoát khỏi tình trạng nợ nần, hãy cố gắng giữ bản thân tránh xa những cám dỗ nợ xấu. Ngoài ra, đây cũng là lúc bạn nên trang bị cho mình kỹ năng sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan để hạn chế thói quen mua sắm quá tay, vượt mức khả năng chi trả.

Tham khảo:   Hạnh Phúc Là Gì? Cách Kích Hoạt 4 Hormone Mang Lại Hạnh Phúc Cho Bạn

6. Theo dõi biến động số dư thường xuyên

Duy trì thói quen theo dõi biến động số dư thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính cá nhân hiệu quả. Thói quen này có thể giúp bạn nắm rõ số tiền còn lại trong tài khoản là bao nhiêu để có chiến lược chi tiêu hợp lý. Đặc biệt, việc kiểm tra tài khoản thường xuyên cũng giúp bạn phát hiện và kịp thời ngăn chặn các giao dịch không thỏa đáng, đồng thời hạn chế tình trạng lừa đảo tín dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, nếu bạn có thói quen thanh toán bằng dịch vụ trả sau, đừng quên kiểm tra hạn mức của tài khoản liên tục để tránh rơi vào tình trạng số tiền ứng trước cao hơn số dư thực tế của mình.

7. Đầu tư bảo hiểm là một dạng bảo vệ bản thân

Thói quen ổn định tài chính

Ảnh: Pexels/ Polinach

Việc mua bảo hiểm cũng giống như chuẩn bị một biện pháp an toàn cho tương lai. Bạn không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo hoặc chuyện không may nào có thể xuất hiện trong cuộc sống. Vì vậy, để đề phòng những tình huống này, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm dịch vụ… Hiện nay, thị trường phổ biến nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau với nhiều chức năng đa dạng có thể hỗ trợ bạn một khoản nhất định để đối phó với những điều không may. Tùy thuộc vào khu vực bạn sống và nhu cầu bản thân, bạn có thể tự chọn những gói bảo hiểm thích hợp cho mình. Thế nhưng với sự đa dạng của loại hình bảo hiểm, bạn nên nghiên cứu kỹ cũng như tìm kiếm sự trợ giúp từ các quỹ bảo hiểm đáng tin cậy để tránh tiền mất tật mang. 

Tham khảo:   9 Phép Lịch Sự Tối Thiểu Khi Đi Làm: Bạn Đã Biết Chưa?

8. Chuẩn bị quỹ khẩn cấp

Nếu bản thân không thích đầu tư bảo hiểm, bạn có thể cân nhắc đến phương pháp trang bị quỹ khẩn cấp cho bản thân. Khác với quỹ tiết kiệm cho những sở thích, số tiền trong quỹ khẩn cấp chỉ dùng cho những mục đích cấp bách liên quan đến vấn đề sống còn nếu bản thân không may rơi vào những tình huống bất như ý như bệnh tật, mất việc làm, hư hao tài sản…. Số tiền này sẽ đảm bảo sự an toàn và ổn định trong cuộc sống, đồng thời giúp bạn hạn chế vay nợ khi lâm vào những tình huống nguy cấp. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo