30. Kỹ năng sống

9 lời dạy từ Phật giáo giúp bạn tìm thấy bình yên trong tâm hồn

Làm thế nào để tìm thấy bình yên trong tâm hồn giữa một thế giới đầy biến động và hối hả? Có người chọn thực hành chánh niệm để tỉnh thức bản thân, mặt khác có người chọn tin tưởng vào những lời dạy từ những triết gia hay từ các tôn giáo. Trong bài viết này, Masterskills sẽ gửi đến bạn 9 lời dạy nổi bật từ Phật giáo giúp bạn có được sự bình yên từ trong tâm. 

1. Chấp nhận thực tại

Biết chấp nhận thực tại là một trong những lời dạy quan trọng của Đức Phật. Song, điều này không có nghĩa là ngừng phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc thay đổi những gì chưa trọn vẹn. Trên hết, lời dạy này của Phật giáo muốn chúng ta thấu suốt rằng cuộc sống quanh ta đầy những điều không chắc chắn và không hoàn hảo. 

Ngoài ra, trong giáo lý nhà Phật thường xuất hiện khái niệm “Dukkha”, nghĩa là “khổ”. “Khổ” không chỉ ám chỉ nỗi đau thể xác hay tinh thần. “Khổ” còn chỉ sự bất mãn vì cuộc sống không như ta kỳ vọng. Để “diệt khổ” và tìm thấy bình yên, mỗi người trong chúng ta không nên cố gắng biến cuộc đời mình trên nên hoàn hảo. Thay vào đó, hãy chấp nhận cuộc sống này với tất cả những thăng trầm vốn có của nó. 

cô gái nằm bên khung cửa

Ảnh: Unsplash/Dmitry Ganin

Dẫu vậy, bắt đầu thực hiện việc này có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn vì không phải ai đều có thể dễ dàng hài lòng với cuộc sống của họ mà không “tham – sân – si – mạn – nghi”. Tuy nhiên, đây lại là một trong những bước đầu tiên giúp bạn có được sự an yên. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy thất vọng vì mọi việc không như ý, bạn hãy nhớ đến lời dạy này của Phật giáo và chấp nhận những gì đang diễn ra xung quanh mình. 

2. Sống cho hiện tại

Đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn ở phút giây hiện tại. Băn khoăn về tương lai hay trăn trở về quá khứ có khả năng cuốn bạn vào những vòng  luẩn quẩn không lối thoát. Một mặt, việc này khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, âu lo. Mặt khác, bạn có thể đang bỏ lỡ những điều quan trọng trong cuộc sống vì tâm trí luôn “mắc kẹt” ở quá khứ hoặc tương lai. Để học cách sống cho hiện tại, hãy bắt đầu từ những bước đơn giản nhất, như tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon của cốc cà phê buổi sáng, hay lắng nghe âm thanh chữa lành của thiên nhiên khi đi dạo. Khi bạn tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh mình, bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên có thể đã thiếu vắng từ lâu. 

Tham khảo:   Dejavu Là Gì? Hiểu Rõ Hơn Về Hiện Tượng Kỳ Lạ Này

3. Bày tỏ lòng trắc ẩn

Theo Phật pháp, lòng trắc ẩn không chỉ là sự cảm thông đơn thuần, nó còn là sự thấu hiểu nỗi đau của người khác và mong muốn làm dịu nỗi đau của họ. Đạo Phật cho rằng bằng cách nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, chúng ta không chỉ đang giúp đỡ người khác mà còn nuôi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn mình. Thật vậy, các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện rằng khi chúng ta thể hiện lòng trắc ẩn, não bộ sẽ sản sinh ra những hormone hạnh phúc như Oxytocin và Endorphin. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm sự bình yên từ trong tâm, đừng ngần ngại thể hiện lòng trắc ẩn của mình với mọi người xung quanh nhé!

cô gái váy trắng có tâm hồn đẹp

Ảnh: Unsplash/Alina Levkovich

4. Tập buông bỏ

Dựa vào lời dạy của Đức Phật, sự cố chấp của chúng ta với một người hay một vật là nguồn gốc chính của đau khổ. Bởi lẽ, cuộc đời này là cõi tạm: Mọi người và mọi vật đều đổi thay. Nếu khăng khăng níu giữ hay mong muốn mọi thứ diễn ra theo ý mình, chúng ta sẽ tự chuốc lấy thất vọng và đau đớn. 

Nhưng buông bỏ không có nghĩa là ngừng quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh. Ngược lại, chúng ta buông bỏ vì hiểu rằng việc cứ mãi bám víu vào những điều đó sẽ không giúp ích gì cho ta về lâu dài. Do đó, nếu bạn vẫn đang cố chấp với một điều gì đó, chẳng hạn như một mối quan hệ hay một kỳ vọng không thực tế, hãy cân nhắc buông bỏ chúng. Bằng cách này, bạn đã mở ra cánh cửa dẫn lối cho sự bình yên đến với tâm hồn mình. 

5. Biết thế nào là đủ

Phật giáo thường đề cập đến khái niệm “con đường Trung Đạo”, nghĩa là con đường đưa ta thoát khỏi lối sống cực đoan, hoặc khoái lạc hoặc khổ hạnh. Theo lời Phật dạy, thay vì lựa chọn biện pháp cực đoan, hãy cân nhắc bước đi trên “con đường Trung Đạo” để hướng tới sự cân bằng. Lời dạy này đặc biệt phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi những thông điệp “càng nhiều càng tốt”, như của cải vật chất hay thành tích, xuất hiện nhan nhản trên mọi ngóc ngách của đời sống. Vì lẽ đó, biết thế nào là đủ có thể đưa bạn đến với một cuộc sống yên bình và trọn vẹn, dù là trong đời sống cá nhân, công việc hay các mối quan hệ. 

cô gái tóc ngắn đội nón

Ảnh: Pexels/Daniel Kondrashin


Xem thêm

• Trắc nghiệm: Biểu tượng cho bạn thông điệp để tâm hồn bình yên và thư thái

Tham khảo:   Dấu Hiệu Người Khác Không Thích Mình: Nhận Biết Liệu Có Khó?

• Học hỏi 6 bí quyết sống hạnh phúc của người Bắc Âu

• Học cách giao tiếp qua 4 điều Phật dạy


6. Học cách tha thứ

Các lời dạy của Đức Phật thường nhấn mạnh vai trò của sự tha thứ. Theo Ngài, ôm sự tức giận trong lòng giống như ném một hòn than nóng vào người khác và đồng thời bạn không tránh khỏi nguy cơ bị bỏng. Quả thật, chúng ta đều hiểu rằng việc nuôi dưỡng nỗi oán hờn, tức giận sẽ đè nặng tâm hồn ta, lấy đi sự bình yên và hạnh phúc. Trái lại, biết tha thứ có thể làm vơi đi gánh nặng ấy trong ta.

Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là quên đi những gì đã xảy ra hoặc cố tin rằng mọi thứ vẫn ổn. Cách hiểu đúng đắn của sự tha thứ là cho phép bản thân thoát khỏi “gọng kìm” của sự oán giận và sống đời an yên. Mặt khác, học cách tha thứ có thể là một hành trình dài với nhiều thử thách, nhưng là một hành trình đáng thực hiện. Vì ở cuối cuộc hành trình đó, bạn không chỉ tìm thấy bình yên mà còn cả sự tự do hằng mong muốn. 

7. Chấp nhận sự vô thường

Vô thường là một khái niệm phổ biến trong Phật giáo, ngụ ý rằng mọi sự đều thay đổi trong những thời điểm nối tiếp nhau. Bằng cách chấp nhận sự vô thường, bạn đang từng bước mở khóa cánh cửa dẫn đến sự bình yên trong tâm hồn mình. Bởi lẽ, cuộc sống này không chỉ có những ngày nắng đẹp kéo dài, cũng chẳng phải chỉ có những ngày mưa bão triền miên. Vì vậy, nếu bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn, hãy suy ngẫm về lời dạy này và tin tưởng rằng những ngày tươi đẹp rồi sẽ đến. Đồng thời, nếu bạn đang có khoảng thời gian hạnh phúc, hãy trân trọng và tận hưởng trọn vẹn từng phút giây ấy. 

cô gái tóc đen bình yên trong tâm hồn

Ảnh: Pexels/Alexander Mass

8. Nuôi dưỡng lòng biết ơn

Lòng biết ơn là một chủ đề thường xuất hiện trong lời dạy của Đức Phật, nhắc nhở chúng ta nên thừa nhận và trân trọng những gì mình đang có, thay vì liên tục theo đuổi những gì không thuộc về mình. Giữa cuộc đời tất bật, nuôi dưỡng lòng biết ơn sẽ giúp ta có được cảm giác hài lòng và an yên. Hãy dành một ít thời gian mỗi ngày để bày tỏ lòng biết ơn với những gì xung quanh bạn. Bạn có thể biết ơn vì hôm nay trời nắng đẹp, vì bữa cơm ngon mẹ nấu hay vì lời động viên ấm áp từ người bạn thân… Càng thể hiện lòng biết ơn, bạn càng cho phép sự bình yên và niềm vui tiến vào cuộc sống của mình.

Tham khảo:   Bán hàng cho giới siêu giàu: Chỉ cần “chạm” 3 điểm này thì không cần Hermes, xe sang vẫn khiến họ chú ý

9. Bình yên đến từ bên trong

Chúng ta thường tìm kiếm bình yên từ các yếu tố bên ngoài, như thành tích, tiền tài vật chất hay thậm chí từ người khác. Song, Phật giáo cho rằng, mỗi người trong chúng ta vốn đã sở hữu mọi điều cần thiết để được bình yên và hạnh phúc. Nói cách khác, bình yên thực sự vốn đến từ bên trong ta. Nếu bạn mong muốn đạt được sự an yên trong tâm hồn, hãy chủ động khám phá thế giới nội tâm để thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của bản thân. Chính trong quá trình khám phá và tự nhận thức này, bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến sự bình yên thực sự.

Bình yên không phải một đích đến mà là một hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, hy vọng những lời dạy sâu sắc trên của Phật giáo sẽ góp phần dẫn lối bạn trên hành trình này nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo