Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Top Câu Hỏi Phỏng Vấn BA Thường Gặp

Business Analyst là vị trí công việc được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Vị trí này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp và mức lương của nghề nghiệp cũng rất hấp dẫn. Cũng bởi vậy mà quá trình phỏng vấn vị trí này rất khắt khe với những câu hỏi khiến bạn phải “vò đầu bứt tai”.

Trong bài viết này, Masterskills sẽ chia sẻ cho bạn các câu hỏi phỏng vấn BA thường gặp với hy vọng giúp bạn vượt qua cuộc phỏng vấn một cách tự tin nhất.

1. Câu hỏi về kiến thức trong ngành BA

Khi tham gia phỏng vấn vị trí phân tích kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá hiểu biết của bạn thông qua các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp, bạn có thể tham khảo.

Bạn hiểu Business Analyst là gì?

Đây là một trong những câu hỏi khi phỏng vấn Business Analyst thường gặp. BA hay Business analyst (chuyên viên phân tích nghiệp vụ) là người chịu trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu của các bên liên quan trong doanh nghiệp; xác định các vấn đề mà tổ chức đang gặp phải, phân tích và đưa ra hướng giải quyết.

Vai trò của BA trong doanh nghiệp là gì?

Với câu trả hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định mức độ hiểu biết của bạn về nghề nghiệp này. 

Theo đó, vai trò của BA trên thị trường bao gồm 6 nhóm sau:

  • System Analyst được viết tắt là SA, họ là người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề về mặt công nghệ
  • Business Requirement Analyst được viết tắt là BRA, họ là người giữ vai trò định hướng các giải pháp về mặt kinh doanh của doanh nghiệp
  • Agile Analyst được viết tắt là AA, họ  là người chịu trách nhiệm phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề theo triết lý Agile, tiếp cận dự án một cách đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng
  • Business System Analyst được viết tắt là BSA, họ là người kết nối giữa bộ phận kinh doanh (Business team) và bộ phần kỹ thuật (Technical team)
  • Functional Analyst được viết tắt là FA, họ là người chuyên về một giải pháp, triển khai cho doanh nghiệp, tiếp cận yêu cầu và điều chỉnh hệ thống cho tổ chức
  • Service Request Analyst được viết tắt là SRA, họ chịu trách nhiệm hỗ trợ người dùng cuối (end – user), chăm sóc, hỗ trợ giải quyết các vấn đề của khách hàng
những câu hỏi khi phỏng vấn business analyst
Những câu hỏi khi phỏng vấn business analyst thường gặp.

Làm thế nào để khơi gợi yêu cầu?

Khơi gợi yêu cầu được xem là một công việc quan trọng của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ – BA.

Tham khảo:   6 Câu Hỏi Phỏng Vấn Về Kinh Nghiệm Làm Việc Thường Gặp Và Cách Trả Lời

Để khơi gợi yêu cầu thành công, một BA cần hiểu các vấn đề cần được giải quyết của doanh nghiệp. Từ đó, BA sẽ biết cách đặt ra những câu hỏi phù hợp nhằm khơi gợi yêu cầu.

Cách để khai thác một domain nhanh chóng?

Dưới đây là một số cách giúp bạn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực (domain knowledge) bạn có thể tham khảo để trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst của mình.

  • Phân tích tài liệu (Document Analysis): cố gắng đọc thật nhiều tài liệu nhưng để mình rơi vào ngõ cụt nhé
  • Research: Nghiên cứu thông tin, sàng lọc và ghi chú những thông tin cần thiết
  • Workshop – workshop để thấy nhiều góc nhìn cá nhân khác nhau
  • Phỏng vấn: bằng cách này, bạn có thể khơi gợi và khai thác những thông tin cần thiết từ những chuyên gia, người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực

BPMN là gì? Vai trò của BPMN trong phân tích kinh doanh

BPMN được viết tắt từ cụm “Business Process Modeling Notation” được gọi là ngôn ngữ mô hình hóa trực quan cho các ứng dụng trong quá trình phân tích nghiệp vụ.

Thông qua BPMN giúp xác định quy trình nghiệp vụ dựa trên bộ ký hiệu chuẩn; giúp doanh nghiệp, BA, developer, v.v hiểu về quy trình nghiệp vụ, qua đó nâng cao hiệu suất công việc và tự động hóa quy trình phân tích nghiệp vụ.

Sự khác nhau giữa sketch, wireframe, prototype?

Sketch là bước vẽ phác thảo, độ xác thức thấp, mục đích cuối của bước này là lấy ý tưởng, brainstorm để dự án được thuận lợi hơn. 

Wireframe là bước tiếp nối bước sketch, bước này xây dựng khung cơ bản của website/ứng dụng bao gồm các quyết định về nội dung và vị trí đặt trên website/ứng dụng. Bản vẽ phải thể hiện được các chức năng chính, chế độ xem và mối tương quan giữa các tính năng. 

Prototype là thiết kế gần giống nhất với sản phẩm cuối cùng nhất, tức là có thể thao tác trên màn hình như sản phẩm hoàn chỉnh. Prototype giúp xác định quy trình từng bước, hay phản ánh các bước mà người dùng cần thực hiện. Có thể nói, đây là bước thiết kế cần nhiều kiến thức về trải nghiệm người dùng (UX) nhiều nhất.

các câu hỏi phỏng vấn ba
Các câu hỏi phỏng vấn BA về chuyên môn và cách trả lời hay.

Phân biệt Agile và Waterfall

Waterfall Agile
Phát triển phần mềm được chia thành các giai đoạn riêng biệt Tách vòng đời dự án thành chạy nước rút
Là một quá trình thiết kế theo trình tự Là một cách tiếp cận gia tăng
Phát triển phần mềm có cấu trúc nên thời gian nó có thể tương đối cứng nhắc Được biết đến với tính linh hoạt của phương pháp
Hoàn toàn như một dự án duy nhất Có thể được xem là một bộ sưu tập nhiều dự án khác nhau
Không thể thay đổi các yêu cầu khi dự án bắt đầu triển khai Cho phép thay đổi ngay cả khi kế hoạch ban đầu đã hoàn tất
Các giai đoạn được hoàn thành theo mô hình thác (thiết kế, phát triển, thử nghiệm sản phẩm, v.v) Theo hướng tiếp cận phát triển lặp lại
Kế hoạch dường như không được discuss trong giai đoạn thử nghiệm sản phẩm Thảo luận và xem xét sau mỗi lần chạy nước rút
Phù hợp với các dự án có yêu cầu cố định Phù hợp với các dự án có các yêu cầu được dự đoán sẽ thay đổi, phát triển
Giai đoạn thử nghiệm xuất hiện sau giai đoạn xây dựng Giai đoạn thử nghiệm được diễn ra cùng lúc với phát triển phần mềm
Cho thấy tư duy dự án, đặt trọng tâm của dự án vào việc hoàn thành nó Cho thấy tư duy của sản phẩm, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của end – user, và thay đổi theo nhu cầu của họ
Hạn chế rủi ro trong các hợp đồng cố định giá Agat methodology hoạt động đặc biệt tốt với Time & Materials hoặc tài trợ không cố định. Trong các kịch bản giá cố định nó có thể làm tăng căng thẳng
Hạn chế trong việc phối hợp hay đồng bộ hóa nhóm Ưa thích các nhóm nhỏ chuyên môn có mức độ phối hợp và đồng bộ cao
Chủ sở hữu sản phẩm với nhóm chuẩn bị các yêu cầu  BA chuẩn bị yêu cầu trước khi khởi động dự án

BA có cần phải test product không?

Thông thường nhiệm vụ test case sẽ do tester đảm nhận, tuy nhiên trong một vài trường hợp do thiếu nhân sự tester thì BA cũng cần phải biết và viết test case. Để có thể viết test case thì BA cần hiểu rõ các tài liệu yêu cầu như BRD, UC/US, FSD, v.v.

Tham khảo:   Phỏng Vấn Dựa Trên Năng Lực (Competency Based Interview) Là Gì? 

2. Câu hỏi về kỹ năng mềm

Trong cuộc phỏng vấn PA, ngoài những câu hỏi về kiến thức, các câu hỏi đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng đặt ra.

Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?

Thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn đánh giá sự quan tâm và tìm hiểu của bạn đối với công ty. Đây là một câu hỏi rất phổ biến được nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên.

Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần tìm hiểu kỹ càng thông tin về công ty, xác định những điểm phù hợp, và những điều bạn có thể nhận được nếu được làm việc tại đây.

Động lực nào để bạn theo đuổi con đường trở thành một BA?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn BA cũng phổ biến không kém. Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn hiểu hơn về sở thích, mục tiêu nghề nghiệp của bạn. 

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định lý do vì sao bạn mong muốn trở thành BA của mình, những điểm phù hợp của bản thân đối với công việc này hay những lợi ích mà công việc BA mang lại cho bạn.

Tham khảo:   Screening Interview Là Gì? Bí Quyết Vượt Qua Vòng Phỏng Vấn Sàng Lọc Hiệu Quả
các câu hỏi phỏng vấn business analyst
Các câu hỏi phỏng vấn business analyst về kỹ năng.

Bạn sẽ giải quyết như thế nào nếu làm việc với một stakeholder nóng tính

Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá về kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng biến trong những tình huống khó.

Trên thực tế, khi làm việc với đồng nghiệp đôi khi chúng ta sẽ gặp những vấn đề bất đồng, làm việc với những người khó tính. Để trả lời câu hỏi trên bạn có thể dựa trên khung phản hồi phỏng vấn STAR: 

  • S – Situation: giải thích ngắn gọn về vấn đề mà bạn đối mặt theo hướng tích cực
  • T- Task: giải thích về vai trò của bạn
  • A – Action: giải thích về cái mà bạn làm để giải quyết vấn đề đó
  • R – Result: giải thích về những gì bạn học hỏi được từ tình huống này và cách giải quyết của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.

Hãy kể cho chúng tôi về một lần bạn không hoàn thành deadline?

Có thể nói đây là một câu hỏi phỏng vấn BA tương đối khó. Thường thì rất ít ai muốn chia sẻ về sự thất bại của bản thân. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể sử dụng phương pháp STAR.

Bên cạnh đó, bạn cần đề cập đến một vài yếu tố như thừa nhận trách nhiệm của mình, không đổ lỗi cho người khác, lựa chọn một thất bại không quá lớn.

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ về những câu hỏi phỏng vấn BA mà Masterskills muốn chia sẻ đến các bạn đang tìm kiếm hoặc chuẩn bị đi phỏng vấn vị trí Business Analyst. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích giúp bạn tự tin trả lời những câu hỏi khi phỏng vấn Business Analyst, cũng như những góc nhìn mới về yêu cầu của nhà tuyển dụng với công việc này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo