01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý sản xuất

Bí Kíp Thúc Đẩy Quản Lý Sản Xuất Hiệu Quả

Quản lý sản xuất hiệu quả không chỉ giúp tăng trưởng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp sản xuất tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Nâng cao hiệu quả sản xuất có nghĩa là thử nghiệm tất cả các quy trình áp dụng và đảm bảo tính khả thi của các hệ thống, nhân viên và thiết bị để sản xuất các thành phần khác nhau. Bạn tốt hơn hết nên đo lường khả năng sản xuất hiện tại để có những chiến lược thay đổi phù hợp hơn là áp dụng một phương pháp mới tập trung vào việc tăng sản lượng.

Tìm ra những trở ngại

Lý thuyết về sự ràng buộc chỉ ra, nếu bạn không đạt được mục tiêu của mình, chắc chắn phải có điều gì đó ngăn cản. Bạn cần xác định được các vấn đề trong quy trình làm việc hiện tại, sau đó bắt đầu phân tích nhân viên, công nghệ và quy trình sản xuất, bao gồm cả luồng giao tiếp và phân bổ nguồn lực.

Muốn thúc đẩy quản lý sản xuất, trước hết bạn cần tìm ra nút thắt trong quy trình

Bạn có thể cân nhắc sử dụng bản đồ giá trị, một trong những tính năng của hệ thống sản xuất tinh gọn, để giám sát các dự án của mình. Nó giúp bạn tìm ra những điểm tắc nghẽn trong quy trình làm việc, căn cứ vào đó để xây dựng những chiến lược thay đổi nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất.

Cập nhật quy trình kinh doanh 

Thảo luận những trở ngại đã xác định với người quản lý dự án và bắt đầu kế hoạch phát triển. Bạn có thể bắt đầu điều chỉnh từ chiến lược phân bổ nguồn lực, ngân sách hoặc nhận chứng chỉ ISO.

Điều quan trọng, bạn cần đảm bảo mình luôn luôn đánh giá các thay đổi & quyết định đã thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời.

Tham khảo:   Hướng dẫn công việc hiệu quả

Đào tạo nhân viên

Ngành sản xuất là một trong những ngành thay đổi nhanh chóng & thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh. Công nghệ mới liên tục ra đời, đòi hỏi bạn cần cập nhật quy trình làm việc sao cho phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường. Tuy nhiên, những công nghệ tiên tiến đó sẽ chỉ hữu ích nếu nhân viên của bạn biết cách sử dụng chúng.

Vì vậy, ban quản lý cần xây dựng kế hoạch đào tạo thích hợp để phát triển các kỹ năng nâng cao hơn cho toàn bộ nhân sự nói chung & những nhóm cốt lõi nói riêng..

Đặt mục tiêu thực tế

Kỳ vọng của khách hàng cao, áp lực sản xuất lớn trong khoảng thời gian hạn chế đôi khi cuốn ban lãnh đạo vào những mục tiêu phi thực tế.

Nếu chúng ta giao khối lượng công việc nhiều hơn khả năng thực hiện của nhân sự sẽ khiến họ cảm thấy áp lực & mệt mỏi. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, kết quả cuối cùng là họ sẽ không thể đạt được mục tiêu.

Do đó, để nâng caohiệu suất làm việc của người lao động, các mục tiêu sản xuất phải thực tế, rõ ràng, bao gồm tính kịp thời, kết quả chất lượng & quy trình an toàn.

Đầu tư vào máy móc và phần mềm

Trong ngành sản xuất, năng suất của nhân viên phụ thuộc vào năng suất của máy móc. Tuy nhiên, để tối ưu hóa cả hai, bạn nên bắt đầu đầu tư vào máy móc. Quá trình sản xuất của bạn từ đó cũng sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Đầu tư vàophần mềm quản lý sản xuất ERP cũng được xem là giải pháp tối ưu chi phí và nguồn lực cho các doanh nghiệp sản xuất lớn. Khi chi phí được giảm thiểu, bạn có thể đầu tư vào máy móc để nhận lại lợi ích lớn hơn trong tương lai.

Tham khảo:   Quy Trình Sản Xuất Tinh Gọn Và Sự Cần Thiết Của 5S

Với các công ty sản xuất có quy mô nhỏ hơn và tài chính không lớn, ứng dụng giải pháp như FastWork để quản lý nhân sự, công việc, khách hàng hiệu quả chính là lời giải cho bài toán tinh gọn quy trình vận hành, tăng năng lực cạnh tranh.

Máy móc & phần mềm được xem là công cụ cải thiện năng suất mà vẫn tiết kiệm thời gian, tiền bạc

Lập kế hoạch bảo trì định kỳ

Luôn có một mối tương quan giữa chi phí & thời gian dành cho hoạt động phòng ngừa & thời gian ngừng hoạt động của máy. Dù máy mới hay máy cũ cũng cần thời gian bảo trì đảm bảo chúng hoạt động với năng suất tốt nhất.

Điều quan trọng khi máy gặp lỗi là cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng đó ngay lập tức, đừng đổ lỗi cho máy của bạn nếu bạn không theo dõi sát sao  quá trình, bản thiết kế, vật liệu mà máy của bạn đã làm việc.

Bạn cũng nên chắc chắn rằng nhân viên biết cách khắc phục khi máy gặp sự cố để hạn chế tối đa sự chậm trễ về mặt tiến độ.

Quản lý có tổ chức

Hậu quả của việc quản lý kém hiệu quả không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn khiến bạn bạn tốn rất nhiều tiền. Một trong những chiến lược để cải thiện năng suất trên sàn sản xuất là đảm bảo rằng mọi tài liệu, máy móc và vật liệu đều được sắp xếp tốt.

Giải pháp sắp xếp hiệu quả tài liệu là bạn nên sử dụng phần mềm số hóa chúng, hạn chế sự sao chép hoặc mất tài liệu đồng thời hỗ trợ tìm kiếm nhanh chóng chỉ với 1 click.

Cải thiện sự cộng tác

Mọi người cùng làm việc để đạt được mục tiêu là cách quản lý sản xuất hiệu quả nhất. Hơn nữa, tập trung vào quy trình sản xuất là điều quan trọng, nhưng cũng đừng quên đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm của bạn đều cảm thấy thoải mái khi hợp tác làm việc..

Tham khảo:   Đo lường hiệu quả sản xuất với 7 công cụ quản lý chất lượng (7QC)

Bạn có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm quản trị công việc & hiệu suất nhằm tự động hóa các quy trình trong doanh nghiệp, phân rõ trách nhiệm của từng cá nhân. Đồng thời cho phép trao đổi thuận tiện, trực tuyến nhằm xây dựng một môi trường làm việc công bằng, gắn kết & hiệu quả.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo