23. Chứng khoán

Biểu đồ dạng đường (Line chart) trong phân tích kĩ thuật là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Pinterest

Biểu đồ dạng đường (Line chart)

Định nghĩa

Biểu đồ dạng đường trong tiếng Anh là Line chart. Biểu đồ dạng đường là loại biểu đồ thể hiện mức dao động giá và khối lượng giao dịch dưới dạng một đường liền nét.

Đặc điểm

– Biểu đồ dạng đường thường được sử dụng cho những thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh định kì theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên.

– Biểu đồ đường cung cấp cho các nhà giao dịch một hình dung rõ ràng về nơi mà giá của chứng khoán đã đi trong một khoảng thời gian nhất định. 

– Biểu đồ đường chỉ hiển thị giá đóng cửa, chúng giảm nhiễu từ những thời điểm ít quan trọng hơn trong ngày giao dịch, chẳng hạn như giá mở cửa, giá cao nhất và thấp nhất. Vì giá đóng cửa thường được coi là quan trọng nhất, nên có thể hiểu tại sao biểu đồ đường phổ biến với các nhà đầu tư và nhà giao dịch – “trader”.

Ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm

– Tính rõ ràng

+ Nhà đầu tư có thể bị choáng ngợp với quá nhiều thông tin khi phân tích biểu đồ chứng khoán. Trong phân tích kĩ thuật gọi là chứng “tê liệt phân tích”. 

Việc sử dụng biểu đồ cho thấy rất nhiều thông tin và chỉ số giá có thể đưa ra nhiều tín hiệu dẫn đến sự nhầm lẫn và làm phức tạp các quyết định giao dịch. 

Tham khảo:   Trái phiếu chuyển đổi dự phòng (Contingent Convertible - CoCo) là gì? Đặc điểm

Khi đó, sử dụng biểu đồ đường giúp các nhà đầu tư xác định rõ mức hỗ trợ và mức kháng cự chính, đồng thời dễ dàng nhận biết được xu hướng.

– Tính dễ sử dụng

+ Biểu đồ đường vô cùng hữu ích trong việc dạy các kĩ năng đọc biểu đồ cơ bản trước khi học các kĩ thuật nâng cao hơn, chẳng hạn như đọc các mẫu hình nến Nhật hoặc học các kiến thức cơ bản về biểu đồ điểm và hình. 

+ Khối lượng và đường trung bình có thể dễ dàng được áp dụng cho biểu đồ đường khi các nhà giao dịch tiếp tục hành trình học tập của họ.

Hạn chế

– Biểu đồ đường có thể không cung cấp đủ thông tin về giá cho một số nhà giao dịch – “traders” để theo dõi chiến lược giao dịch của họ.

– Một số chiến lược của traders yêu cầu phải theo dõi giá mở cửa, giá cao nhất và thấp nhất.

Ví dụ, một nhà giao dịch có thể mua một cổ phiếu nếu giá đóng cửa của cố phiếu đó nằm trên mức giá cao nhất của 20 ngày trước đó.

– Ngoài ra, các nhà giao dịch sử dụng nhiều thông tin hơn là chỉ cần dựa vào giá đóng cửa. Đôi khi, traders không có đủ thông tin để “backtest” chiến lược giao dịch của họ khi sử dụng biểu đồ đường đơn giản.

Tham khảo:   Giao dịch trước giờ mở cửa (Pre-market Trading) là gì? Đặc điểm

Backtesting là một quá trình kiểm nghiệm lại các qui tắc giao dịch của nhà đầu tư dựa trên dữ liệu quá khứ, tạo ra các mô phỏng giao dịch trong quá khứ. Bằng cách này, nhà đầu tư có thể đánh giá và kiểm tra xem liệu chiến lược đầu tư của mình có thật sự hiệu quả hay không, dựa vào các kết quả thống kê.

– Ở những thị trường chứng khoán phát triển thì mức độ biến động thường diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, với độ lệch khá cao nên việc sử dụng biểu đồ đường khó đạt hiệu quả.

Biểu đồ nến (Candlestick Chart) chứa giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất của một tài sản có thể hữu ích hơn trong những trường hợp này.

(Tài liệu tham khảo: Line Chart, Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo