Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Các Câu Hỏi Về Tính Cách Trong Phỏng Vấn Và Cách Trả Lời

Trong quá trình phỏng vấn, bên cạnh những quan tâm về năng lực làm việc và kinh nghiệm thì tính cách của ứng các ứng viên cũng là yếu tố mà các nhà tuyển dụng vô cùng chú trọng. 

Chính vì thế, những câu hỏi về tính cách sẽ thường được họ đan xen với những câu hỏi chuyên môn nhằm có thể đưa ra nhận định tổng quan và chính xác hơn rằng liệu ứng viên có thực sự đáp ứng đủ những yêu cầu họ đang tìm kiếm. Cùng Masterskills tìm hiểu về các câu hỏi về tính cách trong phỏng vấn nhé. 

Tại sao nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi về tính cách?

câu hỏi tính cách
Câu hỏi về tính cách

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là điều mà các nhà tuyển dụng vô cùng xem trọng. Thông thường những kỹ năng mềm của ứng viên không được thể hiện rõ ràng trên hồ sơ xin việc. 

Bên cạnh các trắc nghiệm tính cách, việc các nhà tuyển dụng đặt các câu hỏi về tính cách trong phỏng vấn sẽ có tác dụng hỗ trợ nhà tuyển dụng trong việc sàng lọc những ứng viên có tiềm năng, sở hữu cả năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm.

Cụ thể hơn, thông qua cách trả lời những câu hỏi tính cách của các ứng viên, nhà tuyển dụng có thể biết thêm những thông tin quan trọng về kỹ năng mềm của ứng viên như: khả năng giao tiếp, tinh thần làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp, khả năng tư duy, sáng tạo, linh hoạt hay thậm chí khả năng chịu đựng áp lực, v.v.

Các câu hỏi về tính cách trong các cuộc phỏng vấn lúc này sẽ phát huy tác dụng giúp nhà tuyển dụng đưa các ứng viên có năng lực chuyên môn gần như nhau so sánh và xác định mức độ tương thích giữa ứng viên và văn hóa doanh nghiệp.

8 câu hỏi về tính cách thường gặp trong phỏng vấn và cách trả lời

câu hỏi về tính cách trong phỏng vấn
Câu hỏi về tính cách trong phỏng vấn và cách trả lời

1. Quản lý/sếp của bạn sẽ mô tả bạn như thế nào trong ba từ? 

Đây có thể xem là câu hỏi mà cách trả lời của ứng viên sẽ cho nhà tuyển dụng một đánh giá chính xác về năng lực chuyên môn. Hơn nữa, câu trả lời cũng sẽ phản ánh chân thật về thái độ của ứng viên đối với doanh nghiệp cũ của mình.

Câu trả lời ví dụ: Trách nhiệm, trung thực, và điềm tĩnh là 3 từ mà sếp cũ từng khen ngợi tôi.

2. Bạn thích làm việc nhóm hay làm việc độc lập hơn? Tại sao? 

Một lưu ý nhỏ mà các ứng viên cần nhớ rằng hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng đánh giá cao tinh thần làm việc đội nhóm. Chính vì thế, việc ứng viên nhấn mạnh rằng có khả năng phối hợp làm việc với đồng nghiệp tốt qua một số ví dụ cụ thể được xem là cách trả lời phỏng vấn ghi điểm nhất.

Không một doanh nghiệp nào mong muốn sẽ tuyển dụng một nhân viên luôn tranh giành, không biết cảm thông và hay xảy ra bất đồng với đồng nghiệp, vì hầu hết họ đều hướng đến một môi trường làm việc nơi các thành viên có thể phối hợp cùng nhau cống hiến cho công ty.

Chính vì thế, bên cạnh thể hiện khả năng làm việc nhóm tốt, hãy khéo léo đan xen lý do vì sao mình thích làm việc đồng đội hơn tự làm một mình, vì sự yêu thích bao giờ cũng tốt hơn việc bị ép buộc.

Tham khảo:   Chuẩn bị thế nào để phỏng vấn công việc remote thành công?

Câu trả lời ví dụ: “Tôi có khả năng làm việc rất tốt. Bởi theo các nhân tôi, mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những sở trường và điểm yếu khác nhau, và vì thế để công việc có thể hoàn thành đạt kết quả tốt nhất thì các cá nhân phải biết hỗ trợ lẫn nhau. 

Ngoài ra, làm việc nhóm sẽ giúp mọi người có cơ hội gắn kết và hiểu nhau hơn, cũng giúp tôi có thể học hỏi thêm nhiều điều từ đồng nghiệp. Đó cũng là lý do mà tôi thích làm việc nhóm hơn là đơn phương độc mã ”.

3. Nếu người quản lý giao cho bạn một nhiệm vụ mà ban đầu bạn thấy bất khả thi, bạn sẽ làm như thế nào?

Đây là một câu hỏi tình huống, kiểm tra sự linh hoạt và nhạy bén của ứng viên. 

Câu trả lời ví dụ: “Vì nhiệm vụ là bất khả thi nên cá nhân tôi sẽ lập kế hoạch những việc cần làm để hoàn thành công việc sếp đưa ra.

Sau khi thực hiện đưa ra những số liệu từ những kế hoạch đó, lập báo cáo và chỉ ra những điểm không hợp lý trong kế hoạch và cố gắng đưa ra một giải pháp mới cho cấp trên.”

4. Hãy nói cho tôi biết về một trải nghiệm khiến bạn căng thẳng trong quá khứ và cách giải quyết của bạn.

Đối với câu hỏi này, hãy cố gắng trình bày một một đến hai trải nghiệm mà bạn từng phải chịu áp lực và cách bạn vượt qua thử thách đó một cách ngắn gọn, tự tin nhưng không cường điệu. 

Bên cạnh đó, dù biết rằng nên thành thật trong phỏng vấn nhưng hãy tránh nêu ra tình huống mà bạn thất bại trong việc giải quyết khi gặp áp lực vì như thế sẽ khiến bạn bị mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu trả lời ví dụ:“ Trong lúc làm việc cho doanh nghiệp X, tôi phải đảm nhận lượng công việc gấp đôi bình thường vào dịp cận Tết. Ban đầu thì tôi cũng khá là căng thẳng do không quen, nhưng sau đó, tôi đã tự mình tìm ra cách thích nghi với nhịp độ của công việc, và tôi đã hoàn thành công việc mà không có sai sót. 

5. Nếu có thể thay đổi một điểm trong tính cách, bạn sẽ thay đổi điều gì? 

Câu hỏi này được các nhà tuyển dụng đặt ra nhằm hiểu được mức độ tự nhận thức và cải thiện bản thân của ứng viên. Khả năng nhìn nhận lại bản thân là điều vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm lợi thế của bản thân.

Câu trả lời ví dụ: nét mặt lạnh lùng của tôi đôi khi sẽ dễ gây hiểu lầm rằng tôi không muốn hòa nhập với mọi người. Nhưng trong những tình huống căng thẳng lại vô cùng hữu ích vì trông tôi có vẻ điềm tĩnh. Nhưng tôi đang cố gắng thay đổi tránh những sự hiểu lầm như trên.

6. Sở thích hay hoạt động mà bạn đam mê ngoài giờ làm việc là gì? 

Đây không chỉ đơn giản là câu hỏi vui để tìm hiểu về sở thích của ứng viên, mà dụng ý chính của nhà tuyển dụng là muốn hiểu sâu hơn về khả năng làm việc nhóm của ứng viên thông qua đam mê sở thích của họ. Vì thế nên lựa chọn đưa ra những môn thể thao có tinh thần đồng đội.

Tham khảo:   Cách Sử Dụng Mô Hình STAR Khi Trả Lời Phỏng Vấn

Câu trả lời ví dụ: Ngoài đi làm, tôi thường tham gia chơi đá bóng (nam), cầu lông ( nam, nữ) vì đam mê, cũng giúp giải tỏa căng thẳng.

7. Hãy kể về một lần bạn làm tốt công việc ngoài mong đợ

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội thể hiện những cống hiến và thành tựu bạn đã đạt được ở công ty cũ. Chính vì thế, hãy khéo léo lựa chọn cho mình một thành quả làm nổi bật được năng lực làm việc cũng như cam kết cống hiến cho doanh nghiệp của cá nhân bạn.

Câu trả lời ví dụ: “Là nhân viên Sale tại công ty X, công việc của tôi là chào mời khách hàng mua sản phẩm công ty. Có những lúc đi gặp lại khách hàng cũ, tôi luôn luôn hỗ trợ hết mình những vấn đề khách hàng gặp phải và cũng có cơ hội giới thiệu thêm những sản phẩm mới ra của công ty X. 

Rất nhiều khách hàng thường phản hồi với tôi rằng vì tôi tư vấn nhiệt tình và thành thật nên họ tin tưởng và tiếp tục ủng hộ công ty X.”

8. Hãy kể về một lần trễ deadline của bạn? Phản ứng của bạn trước việc đó là gì? Bạn học được gì từ nó? 

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng mong muốn thấy được trách nhiệm của bạn đối với công việc. Liệu bạn có sẵn sàng chịu trách nhiệm hay viện lý do trốn tránh.

Câu trả lời gợi ý: trình bày rõ ràng tình huống và lý do trễ deadline và phản ứng đầu tiên của bạn là phải xin lỗi dù bất kỳ lý do nào. Đúc kết bài học kinh nghiệm mà bản thân học được từ trải nghiệm đó.

Những “red flags” khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao ứng viên khi hỏi câu hỏi về tính cách

1. Thiếu nhiệt huyết

Những ứng viên không có đam mê với công việc họ chọn chắc chắn sẽ khó đạt hiệu quả cao trong công việc. Vì thế nếu nhà tuyển dụng không thấy sự nhiệt tình khi ứng viên nói về công việc, khả năng cao ứng viên ấy sẽ bị loại.

2. Đưa ra câu trả lời không thích hợp 

Phỏng vấn là một buổi gặp mặt mang tính chuyên nghiệp cao. Chính vì thế, bạn cần sáng suốt đưa ra những câu trả lời phù hợp, tôn trọng nhà tuyển dụng. 

Nếu muốn có cơ hội làm việc với họ, hãy nghiêm túc khi phỏng vấn, tránh những câu nói đùa giỡn khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bị thiếu tôn trọng hoặc bạn có thể bị đánh giá là không xem trọng buổi phỏng vấn.

3. Tập trung quá nhiều vào công việc

Những nhân viên chăm chỉ làm việc không đồng nghĩa với việc lúc nào họ cũng là những người có thành tích tốt nhất. Họ chỉ đơn thuần là những người nghiện cảm giác làm việc, mà không có sở thích cá nhân nào khác. Tập trung quá nhiều vào công việc cũng có thế dễ dàng có những hành vi toxic tại nơi làm việc vì cảm giác căng thẳng là không hề nhỏ.

Tham khảo:   Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Cho Người Có Kinh Nghiệm Thường Gặp Nhất

4. Trả lời một cách dập khuôn, máy móc 

Hầu hết các ứng viên đều mong muốn để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn, vì thế khả năng cao họ sẽ chuẩn bị trước cho mình những câu hỏi có thể xảy ra. 

Nếu ứng viên trả lời câu trả lời một cách rập khuôn và không thể giải thích cụ thể thì chắc chắn họ là những người thiếu sự sáng tạo. Đây cũng là một điểm trừ rất lớn cần lưu ý.

5. Lòng tự trọng quá cao hoặc quá thấp

Một số câu hỏi phỏng vấn được ra nhằm hiểu về tính cách yêu cầu ứng viên mô tả những thành công nghề nghiệp lớn nhất của họ. 

Nếu họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một người, họ thiếu kinh nghiệm hoặc họ có lòng tự trọng thấp, cả hai đều là những ứng viên không tiềm năng, đặc biệt là đối với các vai trò cấp cao. 

Kết luận 

Masterskills đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về các câu hỏi trong phỏng vấn và những thông tin liên quan về cách trả lời các câu hỏi này.

Hy vọng với những kiến thức mà Masterskills cung cấp, bạn có thể hiểu hơn về những câu hỏi có thể gặp trong khi phỏng vấn để có thể đưa ra những câu trả lời khéo léo  và có một buổi phỏng vấn thành công nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo