Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Như Thế Nào Để Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng?

Hiện nay, tạo ấn tượng đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khi quá trình xin việc. Cụ thể hơn, một màn giới thiệu bản thân tốt sẽ dễ thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn. 

Nghe qua có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều này vì giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là cả một quá trình giao tiếp cần sự chuẩn bị kỹ càng. Vậy hãy cùng Masterskills tìm hiểu về cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

1. Tại sao cần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn? 

Trước khi phỏng vấn về chuyên môn, thông thường, nhà tuyển dụng sẽ luôn mong muốn được nghe các ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân mình. 

Mục đích của việc giới thiệu này là hỗ trợ nhà tuyển dụng nắm bắt những thông tin nổi bật của các ứng viên, đồng thời giúp các ứng viên có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thông qua các thông tin cá nhân của mình. 

cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Bên cạnh việc gây ấn tượng thì màn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sẽ tăng sự tương tác giữa nhà tuyển dụng với các ứng viên của mình, cũng như tạo ra bầu không khí thoải mái nhưng không kém phần chuyên nghiệp giúp các bạn ứng tuyển có thể tự tin và thoải mái hơn trước khi bước vào các câu hỏi chuyên môn. 

Trong khi giới thiệu bản thân, các bạn ứng viên nên nhấn mạnh những đoạn thông tin liên quan đến sở trường và điểm mạnh của bản thân, đồng thời khéo léo đưa ra lý do vì sao bản thân phù hợp với vị trí công việc của công ty. 

Ngoài ra thông qua cách giới thiệu, nhà tuyển dụng cũng có thể dễ dàng quan sát và cân nhắc được mức độ phù hợp của ứng viên đối với doanh nghiệp.

2. Nội dung gì cần có trong lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

2.1 Lời cảm ơn

Trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân, bạn nên gửi một lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Điều này sẽ khiến cho họ thấy được tôn trọng và dành cho bạn nhiều lời đánh giá tích cực. 

Ngoài ra, việc gửi lời cảm ơn trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn sẽ tạo được cảm giác cho nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin cậy. 

Một điều quan trọng mà các ứng viên không thể bỏ sót chính là gửi một lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng cũng như doanh nghiệp khi trong nhiều ứng viên khác, vẫn cho bạn cơ hội tham gia phỏng vấn. 

Một lời cảm ơn chân thành sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tích cực trước các nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên chuyên nghiệp, lịch sự và đáng tin cậy. Quan trọng hơn, mang lại cho nhà tuyển dụng cảm giác được tôn trọng. 

Xem thêm nội dung

2.2 Giới thiệu tên tuổi

Sau khi gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng, thì chắc chắn sẽ đến phần giới thiệu tên, tuổi. Giới thiệu đầy đủ, chi tiết tên tuổi, hay nickname sẽ giúp cho việc xưng hô giữa ứng viên và nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.  

Tham khảo:   Cách Trả Lời Thư Mời Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh

2.3 Trình độ học vấn, chuyên môn

Ngoài ra, có thể trên CV bạn đã không trình bày hết được những điểm nổi bật, thì đây cũng chính là cơ hội cho bạn thể hiện trình độ cũng như chuyên môn của bản thân nhằm gây được ấn tượng và sự ghi nhớ của nhà tuyển dụng. 

Dù đã được đề cập trong hồ sơ xin việc, nhưng giới thiệu lại những thông tin về trình độ học vấn và chuyên môn của bạn sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng chú ý hơn về thông tin của bạn. 

Trình bày những thông tin cơ bản về chuyên môn là cơ hội để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi bạn đưa ra thêm những thông tin chưa được ghi trong CV về năng lực bản thân. 

2.4 Sơ lược về kinh nghiệm 

Phần quan trọng nhất đối với các nhà tuyển dụng đó chính là kinh nghiệm làm việc của bạn, chính vì thế ứng viên chỉ nên chọn lọc đưa ra các kinh nghiệm có thể đáp ứng được nhu cầu của vị trí ứng tuyển thay vì trình bày lan man cả những kinh nghiệm không liên quan. 

Điều này sẽ giúp bạn tránh làm nhiễu loạn thông tin khi trình bày.

Nếu là sinh viên vừa tốt nghiệp, mạnh dạn kể về các hoạt động xã hội từng tham gia hay các kinh nghiệm của mình và rút ra những kỹ năng phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Đây sẽ là điểm cộng rất lớn vì bạn đang thể hiện rằng bản thân là người không ngại học hỏi, trau dồi bản thân.

2.5 Điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Giới thiệu điểm mạnh và điểm yếu của bản thân vì sẽ hỗ trợ nhà tuyển dụng rất nhiều trong việc cân nhắc và đánh giá khách quan liệu bạn có thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc hay không. Vì thế cần trình bày cụ thể, xúc tích về điểm mạnh và phải thật sự khéo léo khi nói về điểm yếu của mình.

2.6 Mục tiêu của bản thân

Giới thiệu về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được mong muốn gắn bó với doanh nghiệp của các ứng viên. Do đó, bạn cần thể hiện rõ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để có nhà tuyển dụng có thể thấy được tầm nhìn và sự chuyên nghiệp của bạn.

3. Lưu ý về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn 

3.1 Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng người phỏng vấn 

Các nhà tuyển dụng đều là những người rất có kinh nghiệm trong việc quan sát và lựa chọn các nhân viên, việc đánh giá ứng viên thông qua lời nói đối với họ là điều dễ dàng. 

bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Những điều cần lưu ý về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Chính vì thế, trong suốt quá trình phỏng vấn, ứng viên cần chú ý sử dụng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện sự trung thật và chân thành của bản thân. Tránh trường hợp quá phô trương, nói sai sự thật về bản thân để gây ấn tượng hay những lời nói thiếu tôn trọng người phỏng vấn.

Tham khảo:   100% Được Nhận Nếu Trả Lời Phỏng Vấn Giáo Viên Mầm Non Theo Cách Này
Xem thêm lưu ý

3.2 Nói ngắn gọn, rõ ràng

Trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm là lưu ý quan trọng khi ứng viên giới thiệu bản thân. Không phải giới thiệu càng nhiều thông tin sẽ tốt, vì trên thực tế, việc chia sẻ quá nhiều thông tin sẽ khiến cho câu trả lời của bạn trở nên không logic, lan man và rất khó để nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin quan trọng của ứng viên.

3.3 Chia sẻ thông tin liên quan đến vị trí công việc 

Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng về miêu tả công việc đối với công việc mình ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn là bước quan trọng không thể bỏ qua. Sau đó, trong khi giới thiệu bản thân, lồng ghép những thông tin về kĩ năng liên quan đến những yêu cầu cần có của vị trí công việc. 

Cụ thể hơn, nếu như bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên content marketing tiếng Anh, thì khi phỏng vấn, ứng viên nên giới thiệu về những chứng chỉ tiếng Anh cũng như kinh nghiệm viết lách, tạo nội dung của cá nhân ứng viên.

Cẩm nang giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Dù bạn là sinh viên đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn đầu tiên trong đời hay muốn nâng cao kỹ năng phỏng vấn của mình, Masterskills tin chắc rằng những bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn. 

Xem ngay các mục dưới đây để có được những thông tin giá trị và những tips giới thiệu bản thân cực chất bằng nhiều ngôn ngữ, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí nhà tuyển dụng và giành tấm vé đi tiếp vào vòng trong. 

Khám phá ngay!

Xem nhiều chủ đề thú vị khác

sau-khi-phong-van-can-lam-gi-hubpage

4. Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn 

Dưới đây là đoạn văn ví dụ về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay và ấn tượng cho các ứng viên tham khảo:

Xem chi tiết bài mẫu tiếng Việt

4.1 Mẫu tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt 

Dạ em chào anh/chị. Trước tiên em xin chân thành cảm ơn anh/chị cũng như quý công ty đã cho em có cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Sau đây, em xin tự được phép giới thiệu về bản thân. Em tên là Nguyễn Minh A, năm nay em 25 tuổi. Em tốt trường chuyên ngành Digital marketing trường Đại học B.

Trong khoảng thời gian năm cuối Đại học, em đã có kinh nghiệm làm thực tập sinh cho công ty C, ở vị trí D trong vòng 1 năm. Bên cạnh đó, hiện tại em còn đang làm content freelancer cho doanh nghiệp E, một doanh nghiệp làm về quảng cáo. Chính vì thế, em tự tin vào kĩ năng viết lách của mình. 

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, em vẫn luôn cố gắng tích lũy kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức cũng như các kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, quản lý thời gian sao cho hợp lý. Vì vậy, mà những nhiệm vụ được giao, em đều có thể hoàn thành năng suất. 

Nhờ vào những kinh nghiệm và kiến thức đã tích lũy được thời gian qua, em tin rằng mình có thể hoàn toàn được những công việc ở vị trí Content Creator của doanh nghiệp mình. Mong các anh/chị có thể cho em cơ hội để thử sức và đóng góp cho công ty mình. Em xin cảm ơn các anh chị đã lắng nghe phần trình bày của em.

Tham khảo:   “Bỏ Túi” Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Kỹ Sư Điện Thường Gặp Nhất
Xem chi tiết bài mẫu tiếng Anh

4.2 Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh

Good morning Sir/Madam. First of all, I would like to thank you for allowing me to attend the interview round. Then, I would like to introduce myself. My full name is Nguyễn Minh A and I am 25 years old. I graduated from B university with a Digital marketing major. 

During my final year of university, I had experience as an intern for company C, in position D for 1 year. Besides, I am currently working as a content freelancer for enterprise E, an advertising business. Therefore, I am confident in my writing skills. However, in the process of working, I always try to accumulate experience and improve knowledge as well as other soft skills such as teamwork, and time management. Therefore, I can complete the assigned tasks efficiently. 

Due to the accumulated experience and knowledge over the years, I believe that I am appropriate for the Content Creator position of my business. I hope you can give me an opportunity to be a part of your company. Thank you for listening to my presentation.

Kết luận 

Hy vọng với cẩm nang giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn có thể rút ra được cho bản thân những cách giới thiệu bản thân phù hợp, khéo léo để thuận lợi thông qua vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, để có cơ hội tham gia vòng phỏng vấn, hãy chuẩn bị kỹ càng cho mình một bản CV bắt mắt để có thể dễ dàng thu hút nhà tuyển dụng nhé.

Nói gì trong 3 phút giới thiệu bản thân | Khách mời Lưu Thanh Huyền – Founder VOCO Center & VOCF
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo