04. Quản Trị Bán Hàng, Thu hồi công nợ

Làm gì để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ cho công ty tài chính?

Nhu cầu vay tiền của người dân đối với các công ty tài chính, tín dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ đang gặp không ít khó khăn. Vấn đề nâng cao hiệu quả thu hồi nợ là vấn đề cần phải được đặt ra trong thời điểm hiện nay.

Công ty tài chính gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ

Trong những năm qua, tại Việt Nam, nhu cầu vay vốn của người dân nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh cũng như cho các nhu cầu cá nhân khác ngày một tăng lên. Hoạt động cho vay tín dụng của các công ty tài chính cũng phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế, đẩy lùi vấn nạn “tín dụng đen” ở nước ta. Tuy nhiên, từ 2 năm trở lại đây, dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài khiến nhiềudoanh nghiệp, người lao động lao đao vì dịch bệnh, ngành tài chính tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Lợi nhuận của các công ty tài chính giảm mạnh, mà trong đó nguyên nhân chính là do nợ xấu tăng cao, việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ đặc thù của hoạt động cho vay tài chính là thủ tục vay khá đơn giản, người vay không cần tài sản bảo đảm, cơ chế quản lý về hoạt động cho vay còn chưa rõ ràng nên dẫn đến nhiều hệ luỵ, khó khăn trong quá trình thu hồi các khoản vay. Trong đó, nguyên nhân chủ quan đến từ việc các công ty tài chính không rà soát kỹ danh sách khách hàng vay nợ cũng như các thông tin cá nhân (số điện thoại, địa chỉ liên hệ của người vay và người thân của họ, lịch sử vay nợ,…) để đánh giá khả năng thanh toán nợ trước khi thực hiện thủ tục cho vay.

“Đa số các trường hợp khi đến hạn thanh toán, công ty tài chính đều không nhận được sự hợp tác của người đi vay. Trong khi đó, các chế tài xử lý của công ty vẫn chưa đủ tính răn đe đối với người đi vay khi khoản nợ đã quá hạn. Khi đến hạn thanh toán, nhân viên gọi điện cho cả khách nợ và người thân nhưng đều nhận được kết quả là nhầm số, số máy bận, số máy tạm khóa, thuê bao không liên lạc được… Đến khi ra văn bản thông báo thu hồi nợ thì không gửi được về nhà của khách nợ vì không đúng địa chỉ”.

“Nhiều khách nợ không có ý thức về việc trả nợ và thanh toán các khoản nợ, có thái độ chây ì, cố tình không trả nợ. Với tâm lý không muốn mất tiền, người vay cố tình chặn máy của nhân viên thu hồi nợ, không nhận thông báo thanh toán từ công ty tài chính, từ chối mọi sự tác động khác từ phía nhân viên thu hồi nợ mặc dù có khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khách nợ có hiểu biết về quy định pháp luật, nhận thức được quy trình khởi kiện sẽ tốn thời gian và tiền bạc của công ty tài chính nên cố tình không trả nợ”.

Tham khảo:   TẠI SAO DỰ BÁO BÁN HÀNG LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, phương thức “trốn nợ” của nhiều đối tượng khách hàng cũng diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Một số cá nhân lợi dụng tính lan truyền của mạng xã hội, tung thông tin không đúng bản chất sự việc khiến cho hình ảnh thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng bị méo mó, xuyên tạc, ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm trả nợ của người dân. Nhiều hội, nhóm trên mạng xã hội được lập ra với mục đích chia sẻ cách vay tiền của công ty tài chính rồi trốn nợ, bùng nợ.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ hiệu quả

Trước những bất cập và khó khăn trong hoạt động thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng, Luật sư Trần Xuân Tiền cho rằng, cần có những giải pháp căn cơ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ, tạo điều kiện đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty tài chính với các ngân hàng thương mại.

Trước tiên cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay tài chính. Hiện nay, với sự ra đời của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18//TT-NHNN, hoạt động cho vay tài chính hiện đã có một khung pháp lý riêng, tạo môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo Luật sư Tiền, thị trường cho vay tài chính vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể sẽ còn tiếp tục phát sinh vấn đề mới. Vì thế cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể hơn, đảm bảo quyền tự chủ của các công ty tài chính trong kinh doanh, cũng như bảo vệ quyền lợi cho các bên trong hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra.

Tham khảo:   4 Tình huống cẩn xử lý giữa nhân viên bán hàng và khách hàng

Song song với đó, cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động thu hồi nợ. Cụ thể là quản lý thông qua hoạt động cấp phép thành lập và hoạt động; qua thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động của các công ty tài chính. Đồng thời, cần tăng cường chế tài để xử lý đối với các trường hợp khách hàng có hành vi cố ý không trả số tiền vay, trốn trách nghĩa vụ trả nợ hoặc công ty tài chính vi phạm về hoạt động cho vay tài chính, nhằm bảo vệ hài hòa lợi ích các bên khi ký kết hợp đồng.

“Các công ty tài chính nên đẩy mạnh, tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, quản lý sát sao ngay từ khâu cho vay, thông qua việc quản lý, sàng lọc các đối tượng vay, đánh giá khả năng thanh toán nợ… Đồng thời, thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả quản lý các khoản nợ của khách hàng để dễ đối chiếu, kiểm tra. Đây là một yếu tố quan trọng giúp khả năng thu hồi khoản nợ tốt, tránh được các rủi ro đối với công ty tài chính”

“Cần áp dụng phương châm “thu nợ thu cả nhân tâm” trong quá trình thực hiện thu hồi nợ. Trong đó, tổ chức triển khai các chương trình miễn lãi và cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm giúp khách hàng giảm nhẹ gánh nặng tài chính, sớm có động lực vượt qua khó khăn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, áp dụng các hình thức thu hồi nợ văn minh, đúng quy định của pháp luật như gửi thông báo, gọi điện nhắc nhở, trao đổi trực tiếp với khách hàng; hoặc ủy quyền cho các tổ chức, công ty thu hồi nợ có uy tín.

Trong trường hợp người vay tiền cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian trả nợ và không tuân thủ thỏa thuận ban đầu giữa 2 bên, các công ty tài chính, tín dụng có thể liên hệ với cơ quan công an, cơ quan luật pháp để được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, trong trường hợp các công ty này ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ cũng cần có cơ chế kiểm soát để theo dõi tình hình thu hồi nợ và tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của các công ty tài chính, cũng như tránh các hậu quả pháp lý có thể phải đối mặt”, Luật sư Tiền nhấn mạnh.

Tham khảo:   Nguyên Nhân Khiến Quản Lý Cửa Hàng Thất Bại Mà Người Mới Cần Lưu Ý

Vị Luật sư cho biết thêm, trên thực tế, ngân hàng vẫn là tổ chức tín dụng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, theo xu thế thị trường, hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đang ngày càng thể hiện được vai trò của mình, đáp ứng cho nhu cầu của nhiều đối tượng vay, tăng khả năng tiếp cận tài chính, góp phần kích thích tiêu dùng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

“Với những tiềm năng phát triển trong tương lai trong lĩnh vực cho vay tín dụng mà các công ty tài chính đang hướng đến, việc tăng cường các chính sách hỗ trợ, quan tâm của nhà nước đối với các tổ chức tài chính hiện nay là điều vô cùng cần thiết, góp phần đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và tổ chức tài chính khác trong lĩnh vực cho vay tín dụng”.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo