32. Kiến thức kinh tế

Layoff là gì và được sử dụng trong tình huống nào?

Layoff là gì? Đây là một trong những định nghĩa thường được sử dụng trong ngành quản trị nhân sự. Thuật ngữ này thường được gặp trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, khi doanh nghiệp tái cấu trúc hoặc sau các thương vụ mua bán, sát nhập. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn layoff là gì và các ảnh hưởng đến doanh nghiệp khi layoff diễn ra.

Layoff là gì?

Trước đây, layoff thường được sử dụng thành một cụm từ là temporary layoff nhằm mô tả tình trạng doanh nghiệp cho nhân viên tạm thời nghỉ việc vì không còn nhu cầu, không có khả năng chi trả lương do khủng hoảng hay thay đổi cấu trúc nhân sự. Điều này có thể diễn ra trong một thời gian nhất định và người lao động sẽ quay lại làm việc khi có nhu cầu phát sinh trở lại mà không cần qua quy trình tuyển dụng từ đầu.

Theo sự phát triển của thời đại, layoff hiện nay được sử dụng cho cả hai tình huống người lao động bị gián đoạn công việc tạm thời và hay phải nghỉ hẳn. Layoff trong tiếng Việt thường được sử dụng là sa thải hay buộc thôi việc.

“Layoff mô tả hành động của người sử dụng lao động đình chỉ hoặc buộc thôi việc một người lao động, tạm thời hoặc vĩnh viễn, vì những lý do khác hơn là hiệu suất làm việc.”

Thuật ngữ layoff được sử dụng khi nào?

Khi nhắc đến sa thải thì trong tiếng Anh có hai thuật ngữ khác nhau là Layoff và Fire. Vì vậy, cần chú ý sự khác biệt giữa hai cụm từ này để sử dụng cho phù hợp. Trong đó, fire được mô tả cho các trường hợp doanh nghiệp sa thải nhân viên do hiệu quả làm việc của nhân viên hoặc các trường hợp nhân viên vi phạm pháp luật hay kỉ luật. Mặt khác, layoff lại dùng khi nhân viên bị buộc thôi việc do các nguyên nhân khác đến từ phía doanh nghiệp.

Tham khảo:   Tìm hiểu Ethnocentrism là gì trong kinh doanh

Nguyên nhân phổ biến đầu tiên chính là doanh nghiệp không có nhu cầu cho vị trí đó nữa. Vì vậy, việc cắt giảm nhân sự là cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành như thuê ngoài nhân sự.

Tình huống thường gặp thứ hai chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế hay đại dịch COVID-19 vừa qua. Các công ty vừa và nhỏ không đủ năng lực duy trì việc kinh doanh nếu phải gánh vác một bộ máy nhân sự cồng kềnh. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định giữ lại các vị trí then chốt và sa thải bớt các nhân viên còn lại.

Các trường hợp khác thì thường rơi vào việc công ty đang trong lộ trình chuyển đổi như tái cấu trúc doanh nghiệp, sát nhập với các công ty khác hay giai đoạn kinh doanh bị đình trệ, giảm sút. Lúc này, việc thay thế nhân sự là giải pháp tất yếu nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hạn chế các tiêu cực đến từ bộ máy cũ khi doanh nghiệp có nhiều chuyển đổi. 

Các ảnh hưởng đến từ sa thải (Layoff) 

Mục tiêu của layoff là gì? Đó là nhằm giảm các chi phí liên quan đến nhân sự. Tuy nhiên, khi ra quyết định này, các doanh nghiệp cũng cần lường trước được các tình huống và ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Điều này có thể dẫn đến việc công ty sẽ giảm hiệu suất hoạt động hoặc tốn thêm chi phí khác.

Cụ thể, khi layoff diễn ra, tâm lý chung của các nhân viên còn lại trong công ty có thể cảm thấy giảm động lực và không an toàn với công việc hiện tại. Vì vậy, họ có thể không còn cống hiến hết mình để thực hiện công việc hoặc thậm chí tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp khác để thuyên chuyển trước khi mình là người tiếp theo bị sa thải.

Tham khảo:   Gợi ý cách tập trung cao độ vào một việc

Bên cạnh đó, vì bị buộc thôi việc không phải do năng lực kém hay vi phạm sẽ khiến các nhân viên cảm thấy bức xúc và dễ có thái độ tiêu cực. Ví dụ như không bàn giao đầy đủ công việc đang phụ trách cho người khác, phản ảnh xấu về doanh nghiệp trên các diễn đàn hoặc các người lao động khác, hoặc thậm chí là gửi đơn kiện doanh nghiệp.

Để tránh các tình huống không mong đợi này, doanh nghiệp có thể sử dụng một vài giải pháp sau:

– Luôn có hợp đồng lao động rõ ràng với các điều khoản liên quan đến các tình huống nhân viên có thể bị mất việc không phải do hiệu quả công việc. Và trao đổi rõ ràng với các ứng viên về các điều khoản này trước khi bắt đầu cộng tác.

– Nếu có thể, doanh nghiệp cũng nên sắp xếp một khoản đền bù thỏa đáng cho các nhân viên bị buộc thôi việc để giảm ảnh hưởng tiêu cực đến họ cũng như các nhân viên còn đang làm việc tại công ty.

– Trao đổi thẳng thắn và rõ ràng về lý do sa thải cũng như điều đó là cần thiết như thế nào đối với công ty trong giai đoạn này.

– Một số công ty thường sử dụng giải pháp sa thải hàng loạt để thay mới toàn bộ nhân sự. Tuy nhiên, phương pháp này nên được cân nhắc thật kĩ về chi phí tuyển dụng, đào tạo cũng như vận hành đội ngũ mới hoàn toàn cùng một thời điểm.

Tham khảo:   Giá trị sản xuất (GO) là gì? GO và GDP khác nhau như thế nào?

Việc sa thải này không chỉ ảnh hưởng đến riêng doanh nghiệp mà có thể còn ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của toàn ngành kinh tế địa phương và quốc gia nói chung. Vì vậy, hiểu được layoff là gì cùng các ảnh hưởng, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra các quyết định phù hợp nhất để giảm thiểu các thiệt hại cho mình.

Hà Phương

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo