32. Kiến thức kinh tế

Leasing là gì? Vai trò và các điều khoản của Leasing

Xu hướng leasing ngày càng được nhiều doanh nghiệp và cá nhân sử dụng như một giải pháp hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của mình. Vậy leasing là gì? Leasing có vai trò gì và những điều khoản trong leasing ra sao?

Giải đáp thắc mắc leasing là gì?

Leasing có nghĩa là hoạt động thuê mua. Thuê mua được hiểu là hoạt động mà ở đó diễn ra giao dịch giữa người cho thuê và người đi thuê. Người cho thuê sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê để người này sử dụng trước khi quyết định mua hay không mua tài sản lúc hết hạn thuê.

Trên thực tế, thuê mua là một bộ phận giúp giải quyết mối quan hệ cung – cầu về vốn giữa các doanh nghiệp. Ở đó, người cung ứng vốn đóng vai trò là người cho thuê sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu của người thuê tức là người cần vốn về những tài sản, thiết bị mà người thuê yêu cầu. Đồng thời người cung ứng vốn sẽ nắm giữ quyền sở hữu đối với những tài sản cho thuê.

Hoạt động này giúp người thuê không có đủ vốn để mua tài sản vẫn có đủ khả năng sở hữu những tài sản mà họ cần phải có để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp như nhà xưởng, thiết bị, máy móc sản xuất… Nhưng họ có nghĩa vụ phải thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trong đó, tổng số tiền bên thuê trả cho bên cho thuê phải bằng hoặc lớn hơn giá thị trường của tài sản cho thuê vào thời điểm ký hợp đồng.

“Leasing có thể coi là hình thức tín dụng nhưng có điểm khác đó là tín dụng bằng tài sản chứ không phải tín dụng bằng tiền.”

Ưu điểm và hạn chế của hoạt động thuê mua leasing là gì?

Ngày nay, hoạt động thuê mua diễn ra khá phổ biến. Nó mang lại cả lợi ích cho cả người thuê và người cho thuê. Trong đó, người thuê là người sử dụng tài sản đã được người cho thuê chuyển giao. Người cho thuê là chủ sở hữu pháp lí của tài sản cho thuê. Ngoài ra, có thể có sự tham gia của một số chủ thể khác như nhà chế tạo, người cung ứng, người cho vay, cơ quan quản lý nhà nước…

Tham khảo:   Bank draft là gì? Điểm khác biệt giữa bank draft và séc

Ưu điểm đối với bên thuê:

–       Hoạt động thuê mua giúp doanh nghiệp đi thuê không bị đọng vốn quá nhiều trong tài sản cố định. Tức là tiếp tục giải quyết bài toán về vốn.

–       Thông qua hoạt động thuê mua, các doanh nghiệp có thể linh động trong việc chuyển tài sản cố định thành nguồn tài sản lưu động. Chưa kể doanh nghiệp có thể chuyển dịch vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh khác có hiệu quả cao hơn.

–       Hoạt động thuê mua có mức độ rủi ro thấp. Các thủ tục, điều kiện, hợp đồng tiến hành thuê mua cũng đơn giản và được thực hiện nhanh chóng hơn so với phương thức khác. Điều này giúp người thuê không bị mất cơ hội kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp.

–       Một ưu điểm nữa mà người thuê được hưởng chính là tiết kiệm được một khoản từ thuế.

Ưu điểm đối với bên cho thuê

–       Người cho thuê vẫn giữ quyền sở hữu tài sản, bởi vậy mức độ an toàn cho khối tài sản này là cao.

–       Hoạt động thuê mua đảm bảo tài sản không được sử dụng vào mục đích khác khi ký hợp đồng. Điều này giúp người cho thuê đảm bảo và kiểm soát được những rủi ro.

–       Hoạt động thuê mua giúp tăng uy tín và năng lực của bên cho thuê khi linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của bên cần thuê trong đầu tư kinh doanh.

Ngoài những lợi ích cho cả bên cho thuê và bên thuê thì rõ ràng, hoạt động thuê mua cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Vậy nhược điểm của leasing là gì? Đó là chi phí cho hoạt động thuê mua thường cao hơn mức lãi suất cho vay của các hình thức vốn khác.

Hơn nữa trong giai đoạn đi thuê, dù người thuê có trả đủ số tiền thuê nhưng họ vẫn không được sử dụng tài sản vào mục đích khác. Điều này khiến cho bên thuê bị động trong khâu sản xuất, kinh doanh. Cuối cùng đến khi họ quyết định mua tài sản này thì tổng chi phí bỏ ra trong quá trình thuê mua, giá trị tài sản sẽ bị đội lên.

Tham khảo:   Stock là gì? Stock gồm các loại nào?

Các điều khoản và lưu ý trong hợp đồng thuê mua

Hợp đồng thuê mua mang tính pháp lý với điều khoản để ràng buộc hai bên thuê và cho thuê. Bởi hợp đồng sẽ quy định nghĩa vụ, quyền lợi của cả hai bên để duy trì và thi hành hoạt động thuê mua.

Ví dụ một hợp đồng thuê mua bất động sản làm nhà xưởng của doanh nghiệp sản xuất sẽ bao gồm bất động sản, trách nhiệm và quyền lợi hai bên, khoản đặt cọc, số tiền phải trả mỗi kỳ, khoản đặt cọc, ngày thuê, điều khoản khác đính kèm. Tất nhiên không phải hợp đồng nào cũng thiết kế giống nhau nhưng về cơ bản, các hợp đồng thuê mua đều có chung nội dung trên. 

Ngày nay, hoạt động thuê mua không chỉ được áp dụng phổ biến trong thị trường cung – cầu về vốn cho các nhà đầu tư hay doanh nghiệp. Hoạt động thuê mua còn được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực bất động sản nhà ở xã hội.

Nếu một người không hoàn toàn đủ vốn để có thể sở hữu một căn chung cư hay nhà đất ở khu vực thành phố ở thời điểm hiện tại, họ sẽ cần tìm tới những khu nhà ở xã hội mà ở đó người thuê mua chỉ phải thanh toán trước 20% – 30% giá trị. Số tiền còn lại họ sẽ được chi trả trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết hạn thuê mua và trả đủ số tiền còn lại, người thuê mua có quyền sở hữu đối với căn nhà.

Đây là giải pháp hữu ích đối với những người có thu nhập thấp. Họ vừa có được nhà ở, lại vừa không bị áp lực tài chính. Chưa kể việc chỉ bỏ ra một phần để có nhà ở, số tài chính còn lại giúp họ có cơ hội đầu tư, kinh doanh ở lĩnh vực khác.

Tham khảo:   Quy luật kinh tế là gì? Ý nghĩa và các loại quy luật kinh tế

Bởi vậy, hoạt động thuê mua không chỉ là bài toán hữu ích đối với doanh nghiệp thiếu vốn mà còn thực sự hữu ích với người lao động. Điều cần lưu ý là trước khi thực hiện giao kết hợp đồng, bạn cần tìm các nhà đầu tư uy tín, tránh lừa đảo hoặc bị rơi vào dự án “ma” khiến tiền mất tật mang.

Trên đây là một số nội dung chính về leasing là gì, hi vọng sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn hơn trong quyết định thuê mua tài sản cá nhân cũng như của doanh nghiệp. 

Nguyễn Lý

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo