20. Kinh tế học

Mad Hatter là ai? Đặc điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: edenrock)

Mad Hatter

Khái niệm

Mad Hatter tạm dịch sang tiếng Việt là Gã thợ làm mũ khùng.

Mad Hatter là một giám đốc điều hành của công ty (Chief executive officer – CEO) hoặc là đội ngũ quản lí với khả năng lãnh đạo công ty rất đáng ngờ. 

Các CEO Mad Hatter thường có đặc điểm là có những quyết định sai trái hoặc bốc đồng và khó hiểu, khiến cho các nhân viên, thành viên của hội đồng quản trị và các cổ đông phải nghi ngờ. 

Các CEO Mad Hatter thường có những hành động tự phát mà ít quan tâm tới hậu quả hay những phương án khả thi khác.

Nguồn gốc ý nghĩa

Mad Hatter là một trong rất nhiều những nhân vật kì lạ trong cuốn tiểu thuyết  mang tên Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên của tác giả Lewis Carroll. Tại bàn trà, Mad Hatter đã gặp Alice và liên tục hỏi Alice những câu hỏi vô nghĩa và không thể trả lời.

Trong thế giới doanh nghiệp, thuật ngữ Mad Hatter dùng để chỉ một nhà lãnh đạo hay giám đốc điều hành không được trang bị đầy đủ kĩ năng, họ có được quyền lực trong công ty do là người sáng lập công ty, gia đình trị… 

Tham khảo:   Kế hoạch nhu cầu sản xuất (Demand Planning for Manufacturing) là gì? Phân loại

Khi nắm quyền, các CEO Mad Hatter thường sẽ cho thấy khả năng ra quyết định kém do nhiều yếu tố bao gồm lợi ích cá nhân, sự hấp tấp, mất tập trung… Hệ quả của điều này là làm ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của các quản lí và nhân viên. 

Thông thường, các CEO Mad Hatter sẽ bị cách chức hoặc là nắm quyền cho đến khi công ty bị phá sản.

Mad Hatter làm ở các vị trí lãnh đạo phổ biến ở các công ty tư nhân hơn, vì họ thường là người sáng lập và đóng góp tiền cho các hoạt động của công ty. Những yếu tố này khiến họ dễ dàng có được quyền lực trong công ty ngay cả khi những thiếu sót của họ rất rõ ràng. 

Tuy nhiên, các CEO Mad Hatter ở các công ty đại chúng (Public Companies) không có sự đảm bảo quyền lực trong công ty như đối với công ty tư nhân (Private companies), do quyền sở hữu được phân bổ và quyền biểu quyết (Voting rights) được cấp cho các cổ đông và ban giám đốc (Board of directors – BOD).

(Tài liệu tham khảo: Mad Hatter. Investopedia)

Tham khảo:   Phương pháp chiết trừ (Deduction method) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo