31. Kỹ năng làm việc

Mở đầu bài thuyết trình ra sao để “hút” người nghe tức thì?

Đưa ra lời chào vụng về, cảm ơn mọi người đã có mặt, hắng giọng, gõ nhẹ vào micro và bắt đầu giới thiệu chủ đề của mình. Cách mở đầu bài thuyết trình đơn điệu như vậy có thể chôn vùi ngay cả những thông điệp tốt nhất. 

Thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ đầu là điều cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ bài thuyết trình thành công nào. Nếu không làm được điều này, toàn bộ bài thuyết trình của bạn sẽ thất bại. Rất ít người nghe sẽ theo bạn đến cùng và ghi nhớ những gì bạn đã kể. Điều đó chỉ hơi khó chịu chút xíu nếu bạn đang thuyết trình trong nội bộ công ty nhưng sẽ tệ hơn nếu trình bày trước một khách hàng lớn đầy tiềm năng.

Chắc chắn, để có những khoảnh khắc ấn tượng đầu tiên trong bài thuyết trình cần rất nhiều sự cố gắng. Nhưng bạn đừng lo, mình sẽ tiết lộ một số cách để giúp cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn.

Cách đơn giản nhất để mờ đầu bài thuyết trình là đặt một câu hỏi đi thẳng vào nội dung

Có thể bạn đang tự hỏi “Tại sao một câu hỏi lại là cách hay để mở đầu bài thuyết trình?”. Hãy để mình trả lời điều đó: Các câu hỏi có tính tương tác và đây là điều mà người nghe vốn đã ngán ngẩm những cuộc độc thoại một chiều khao khát nhất.

Câu hỏi về trải nghiệm: Lần cuối cùng bạn… là khi nào? Bạn có thường xuyên nghĩ về…? Hay câu hỏi tưởng tượng: Nếu là bạn…., bạn sẽ thế nào….? Hãy tưởng tượng nếu điều này xảy ra, bạn sẽ làm gì…? Hoặc các câu hỏi về cảm xúc:  Bạn cảm thấy thế nào khi chuyện này xảy ra? Bạn có thấy phấn khích vì điều này không?… là ba loại câu hỏi mà các diễn giả hàng đầu khuyên sử dụng.

Dễ dàng nhận ra rằng, chúng ta đặt các câu hỏi này không phải để mọi người lần lượt đứng lên và đưa ra câu trả lời của họ. Đó chỉ là những câu hỏi tu từ và lí do nó được sử dụng là vì chúng khơi dậy sự tò mò, thúc đẩy người nghe tiếp tục chú ý vì họ rất muốn biết câu trả lời.

Tham khảo:   Chọn việc lương thấp để ngủ ngon hay lương cao mà thiếu ngủ?

“Cách mở đầu bài thuyết trình hấp dẫn là chìa khóa để thu hút sự chú ý của người nghe và tận dụng tối đa thời gian dành cho bạn.”

Thay vì sử dụng văn bản ở trang trình bày đầu tiên, hãy sử dụng các hình ảnh thu hút để truyền đạt ý tưởng

Hình ảnh là phương tiện giao tiếp mạnh mẽ vì não của chúng ta chỉ cần 13 mili giây để hiểu những gì mắt nhìn thấy, trong khi việc hiểu văn bản đòi hỏi nhiều nỗ lực nhận thức hơn.

Hãy nghĩ về điều này: Mình có thể dành cả ngày để nói với bạn về sản phẩm, các thành phần trong đó hay có tác dụng tuyệt vời ông mặt trời ra sao. Bạn có thể không lắng nghe, nhưng rất có thể bạn sẽ bị thuyết phục bởi một hình ảnh duy nhất. Đó là vì hình ảnh có khả năng kết nối cảm xúc, đồng thời thu hút tâm trí và trái tim của người nghe tốt hơn rất nhiều so với ngàn vạn lời nói.

Một ví dụ khác, nếu bạn đang cố gắng thuyết phục khách hàng đặt tour, bạn nghĩ cách giới thiệu nào hiệu quả hơn? Một trang mở đầu có các số liệu thống kê vô tận hay hình ảnh những khu rừng tươi tốt và những gia đình hạnh phúc đang vui vẻ trên bãi biển?

Một cách khác, nếu muốn có phần mở đầu thuyết trình ấn tượng khó phai, hãy trở thành “con cừu đen” trong đàn.

Một con cừu đen giữa hàng vạn các con có lông trắng thì quả là nổi bần bật. Bạn có thể là một chú cừu đen như thế với cách mở đầu bài thuyết trình như: “Như tất cả các bạn đã biết, phát triển cơ bắp liên quan đến quá trình tăng cân dần dần, ăn uống lành mạnh và bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý. Hôm nay tôi đến đây để nói với bạn rằng đó là một sự lừa dối. Hãy quên đi mọi điều bạn đã nghe về rèn luyện sức mạnh. Nếu bạn muốn tăng cơ bắp, đây là những gì bạn nên làm…”.

Tham khảo:   Thụ động là gì? Cách để bớt thụ động trong công việc

Người nghe có thể không đồng ý với bạn, nhưng có một điều chắc chắn là họ không thể phớt lờ bạn. Tất nhiên, đừng trở thành người đi ngược dòng một cách bất chấp, nhưng nếu bạn thực sự có thông tin gây “sốc”, đừng ngại nêu rõ ngay từ đầu.

Những câu trích dẫn đúng có thể là sự khởi đầu mạnh mẽ cho bất kỳ bài thuyết trình nào.

Đây là cách mở đầu bài thuyết trình mà mình thích nhất bởi vừa thu hút vừa cho thấy mình có một chút gì đó “rất gì và này nọ”. Nếu bạn dự định mở đầu bài thuyết trình bằng một câu trích dẫn, thì mình có một lưu ý nhỏ: nó không cần phải nổi tiếng mà chỉ cần đáng nhớ. Có lẽ mọi người đã quá quen với các câu nói để đời và có thể đọc thuộc lòng bài phát biểu khai giảng tại Stanford của Steve Jobs. Do đó, để có một câu trích dẫn không sáo rỗng, bạn sẽ cần phải suy nghĩ sáng tạo hơn.

Để khuấy động không khí, hãy đặt câu trích dẫn trên trang trình bày đầu tiên và hỏi người xem có đoán được đó là câu nói của ai hoặc chỉ tiết lộ nửa đầu của câu trích dẫn và để họ đoán xem nó kết thúc như thế nào. Thử đi rồi bạn sẽ thấy kết quả như mình: Từ thái độ thờ ơ, mọi người chuyển sang chăm chú lắng nghe ngay lập tức.

Ai mà chẳng thích những câu chuyện và người nghe của bạn cũng như vậy.

“Ngày xửa ngày xưa…”, hầu hết mọi đứa trẻ khi nghe thấy 4 từ này sẽ nhanh chóng bị thu hút. Ngay cả khi là một người ở độ tuổi 30, cách mở đầu này vẫn khiến mình tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nếu bạn không có các giai thoại hay để bắt đầu một câu chuyện hay thì có thể sử dụng các phiên bản khác: “Hôm nọ, tôi gặp một người đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi về…”, “Có một người ở công ty đã từng nói với tôi rằng…” hay “Tôi sẽ không bao giờ quên vị khách hàng mà tôi đã phục vụ 2 năm trước…”.

Tham khảo:   9 lỗi khiến email công việc của bạn kém hiệu quả

Ngoài việc thu hút sự quan tâm trong tích tắc, còn có các lợi ích khác khi mở đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện. Chẳng hạn nó giúp vấn đề của bạn dễ hiểu hơn và cung cấp cho bạn một “ngọn hải đăng” để tránh “lạc đường”.

Nếu áp dụng tốt những điều này, mình tin rằng nỗi lo lắng vì không ai chú ý đến bài thuyết trình của bạn ngay từ đầu gần như sẽ biến mất ngay lập tức. Tất cả những gì còn lại sẽ là sự phấn khích thuần túy và đám đông háo hức muốn biết thêm thông tin. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc