31. Kỹ năng làm việc

Phải Làm Gì Sau Khi Mâu Thuẫn Với Đồng Nghiệp

Tất cả chúng ta đều rất rõ tầm quan trọng của các mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở. Tuy nhiên, mâu thuẫn với đồng nghiệp là một vấn đề khó tránh. Không một ai mong muốn xung đột xảy ra cho đến khi không kiểm soát được lời nói và hành vi của mình.

Bạn đã bao giờ ước rằng, giá như mình chưa từng quá lời với đồng nghiệp hay chưa? Thế nhưng lời đã nói ra, điều duy nhất bạn có thể làm để hàn gắn lại mối quan hệ đó chính là tìm một cách ứng xử với đồng nghiệp thật khéo léo sau khi mâu thuẫn mà thôi.

Xin lỗi và nhận lỗi

Dù ý kiến của bạn là đúng hay sai, thì việc nặng lời với đồng nghiệp tại chốn công sở vẫn là điều không nên làm. Vì vậy, ngay cả khi bạn đúng trong cuộc tranh luận vừa xảy ra thì xin lỗi về lối hành xử không đúng mực vẫn là cách giải quyết xung đột trong nhóm tốt nhất. 

xin-loi-va-nhan-loixin-loi-va-nhan-loi
Hãy thừa nhận lỗi lầm và xin lỗi một cách chân thành

Lý do của những xung đột bắt nguồn từ việc bạn và đồng nghiệp đặt cái tôi cá nhân quá lớn. Nếu có thể buông bỏ, giữ cái đầu lạnh và trao nhau lời xin lỗi, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn. 

Nhận lỗi vì những lời lẽ đã nói ra khi nóng giận là cách ứng xử chân thành nhất. Tuy nhiên, lời xin lỗi cần được đưa ra càng sớm càng tốt. Bạn càng chờ đợi lâu, mọi thứ càng tồi tệ hơn, cả hai sẽ càng trở nên xa cách và khó hòa giải hơn trong tương lai.

Một lời xin lỗi cũng sẽ giúp bạn thể hiện được khía cạnh chín chắn, trưởng thành của bản thân. 

Tham khảo:   Ngành chăm sóc sức khỏe đòi hỏi các kỹ năng mềm nào?

Đừng cố gắng biện minh

Bạn đừng cố gắng đưa ra những lý do để biện bạch cho những hành động, lời nói trong lúc không bình tĩnh của mình. 

Khi mâu thuẫn với đồng nghiệp, bạn có thể không hiểu được tại sao họ lại tỏ ra bối rối và buồn bã trước những gì bạn nói. Hoặc cũng có thể bạn cho rằng, bạn không cảm thấy có vấn đề gì khi phải nghe những lời nói tương tự và nghĩ rằng đồng nghiệp của mình cũng nên như vậy.

giai-quyet-mau-thuan-dong-nghiepgiai-quyet-mau-thuan-dong-nghiep
Cố gắng biện minh cho lỗi lầm của mình không giải quyết được mâu thuẫn

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau trước một sự việc nào đó. Khi tự vấn lại về hành động của mình, hãy đặt bản thân vào người đồng nghiệp đó để hiểu cho những cảm xúc của họ. 

Điều quan trọng duy nhất là họ đã có thể thấy buồn vì lời nói của bạn, và việc chân thành xin lỗi cũng là tất cả những gì bạn cần làm.

Hẹn riêng một bữa ăn

Đôi khi sẽ khá gượng gạo để chia sẻ những cảm xúc giữa chốn văn phòng. Vì vậy, bạn có thể mời đồng nghiệp của mình cùng đi ăn trưa hoặc một buổi hẹn cafe ngắn sau giờ làm việc. 

hen-dong-nghiep-di-anhen-dong-nghiep-di-an
Một bữa ăn sẽ giúp giải toả căng thẳng trong mâu thuẫn

Không khí thoải mái và thân thiện có thể là chất xúc tác giúp bạn giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp hiệu quả hơn. 

Hãy cùng nhau nhìn lại những vấn đề mà đôi bên đã tranh luận và cùng rút ra những bài học về một lối ứng xử phù hợp hơn, cũng như cách hợp tác trong công việc hiệu quả hơn trong tương lai. 

Tham khảo:   Những điều quản trị viên tập sự cần biết

Gửi tin nhắn hoặc một món quà nhỏ

Nếu cảm thấy quá khó để nói trực tiếp bằng lời, bạn có thể dùng những tin nhắn để tỏ bày thành ý. 

Có nhiều sự lựa chọn cho bạn trong trường hợp này, chẳng hạn như gửi lời xin lỗi của bạn qua email, hay qua khung chat của phần mềm giao tiếp nội bộ công ty, hoặc gửi tin nhắn trực tiếp qua số điện thoại và mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn với đồng nghiệp đó. 

gui tin nhan va qua tanggui tin nhan va qua tang
Một tin nhắn hoặc món quà bày tỏ thành ý sẽ giúp hoá giải mâu thuẫn

Bên cạnh đó, tặng quà cũng là một cách ứng xử với đồng nghiệp rất dễ thương mà bạn có thể thường bắt gặp trong các bộ phim. 

Bạn có thể tặng đồng nghiệp của mình một ly trà sữa kèm theo một mẩu giấy note gửi lời xin lỗi. Một ly nến thơm, những đồ ăn vặt cũng rất dễ để “dỗ” các bạn đồng nghiệp nữ nguôi giận. 

Bỏ qua sự việc và cư xử bình thường

Trong một vài tình huống, kể cả sau khi đã nói ra lời xin lỗi, quan hệ của đôi bên vẫn rất gượng gạo. Điều này là do cả hai người vẫn để chuyện cũ ở trong lòng, và dè chừng nhau, dẫn đến sự mất tự nhiên trong giao tiếp.

Vì vậy, sau khi cả hai đã giảng hòa, hãy xem như chưa có gì xảy ra. Những mâu thuẫn với đồng nghiệp trong công việc là điều khó tránh khỏi, và ai cũng có thể mắc sai lầm. 

mau-thuan-dong-nghiepmau-thuan-dong-nghiep
Hãy cư xử bình thường sau khi đã hoá giải mâu thuẫn

Điều quan trọng là bạn đã nhận lỗi và rút ra được bài học cho mình. Sau đó, hãy duy trì cách ứng xử với đồng nghiệp như bình thường, luôn tươi cười, giao tiếp và tạo cho họ cảm giác gần gũi. Có như thế, chuyện cũ mới mau chóng phai nhạt.

Tham khảo:   Nghệ thuật thuyết phục không làm người nghe khó chịu

Mọi mâu thuẫn đều xuất phát từ chính bản thân chúng ta và bạn hoàn toàn có thể tự mình lựa chọn cách thích hợp để ứng xử với đồng nghiệp. Nếu bạn mong muốn giữ được các mối quan hệ đồng nghiệp tốt, hãy luôn là người cởi mở khi phải đối mặt với các mâu thuẫn với đồng nghiệp trong công việc.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo