23. Chứng khoán

Phát hành trái phiếu quốc tế (Global bond issuance) là gì? Ưu thế và hạn chế

Hình minh họa (Nguồn: Citywire Americas)

Phát hành trái phiếu quốc tế (Global bond issuance)

Phát hành trái phiếu quốc tế – danh từ, tiếng Anh được gọi là Global bond issuance.

Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ do nhà phát hành phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trên thế giới.

Phát hành trái phiếu quốc tế là một hình thức vay vốn đầu tư nước ngoài. Để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, nhà phát hành có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu quốc tế khác nhau. (Theo Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính)

Ưu thế và hạn chế của hình thức phát hành trái phiếu quốc tế

Cũng giống như bất kì loại trái phiếu nào khác, các trái phiếu quốc tế có tính thanh khoản cao, được mua bán dễ dàng trên các thị trường trái phiếu quốc tế, do đó, cho dù là các khoản đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư vẫn có thể rút vốn bất kì lúc nào, họ dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư có lợi nhất cho mình.

Trên cơ sở đó, hình thức phát hành trái phiếu quốc tế có một số ưu thế và hạn chế sau.

Những ưu thế của hình thức phát hành trái phiếu quốc tế

1. Cho phép huy động được một khối lượng lớn vốn bằng ngoại tệ theo mong đợi của nhà phát hành để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Tham khảo:   Thao túng thị trường (Market manipulation) là gì? Các hình thức thao túng thị trường

2. Khi phát hành trái phiếu quốc tế, nhà phát hành được tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư khiến cho các nhà đầu tư hiểu biết về mình hơn. Trên cơ sở này, nhà phát hành có thể nâng cao uy tín của mình trên thị trường vốn quốc tế, từ đó có thể mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay thương mại, viện trợ…

3. Độc lập, chủ động trong việc sử dụng vốn vay

Toàn bộ số tiền thu được qua bán trái phiếu được chuyển lại cho nhà phát hành sử dụng theo các mục của nhà phát hành. Nhà phát hành có toàn quyền trong việc sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất, thanh toán cả gốc, lãi đủ và đúng hạn cho các nhà đầu tư.

4. Chi phí vay nợ thấp

Chi phí phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên có thể cao hơn so với vay thương mại do phải chuẩn bị nhiều tài liệu, các nhà đầu tư chưa hiểu biết đầy đủ về người đi vay,… Song về lâu dài, chi phí phát hành trái phiếu quốc tế sẽ thấp hơn vay thương mại do giảm được các khoản chi phí về quảng cáo, tiếp thị, các văn bản.

Những hạn chế của hình thức phát hành vốn quốc tế

1. Phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế về trình tự, thủ tục phát hành, thanh toán trái phiếu. Những thủ tục này khá phức tạp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lí, cơ sở kinh tế, các nghiệp vụ kĩ thuật, từ tính toán xác định hệ số tín nhiệm, lựa chọn thị trường, loại tiền tệ, hình thức phù hợp lựa chọn người bảo lãnh…

Tham khảo:   Kế hoạch đầu tư tự động (Automatic Investment Plan - AIP) là gì?

2. Có thể gặp rủi ro về tỉ giá hối đoái khi đến kì hạn thanh toán lợi tức và vốn gốc khi có sự biến động tỉ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi cho người phát hành.

3. Việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn là bất khả kháng, không thể đàm phán hoặc hoãn nợ hoặc giãn nợ như các khoản vay thương mại. Nếu không trả được nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín của người phát hành và sẽ khó khăn cho những đợt phát hành tiếp theo cũng như tìm kiếm các nguồn vay nợ khác từ nước ngoài.

4. Khi sử dụng tiền vốn huy động kém hiệu quả làm tăng thêm gánh nặng nợ nần và rủi ro cho nhà phát hành.

5. Việc phát hành lần đầu thường phải chịu chi phí tương đối cao. (Theo Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc