01. Quản Trị Sản Xuất, Lập kế hoạch sản xuất

Quy trình lập kế hoạch sản xuất hiệu quả

Kế hoạch sản xuất là một phần kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó cả nhà máy và toàn bộ công ty phải chạy theo các kế hoạch được lập trước đó. Vậy quy trình lập kế hoạch sản xuất như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian, công sức vừa mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

 

Kế hoạch sản xuất là gì?


Lập kế hoạch sản xuất là đặt ra những mục tiêu sản xuất và ước tính các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đó thông qua kế hoạch chi tiết. Bảng kế hoạch này sẽ dự báo từng bước trong quá trình sản xuất, đồng thời dự báo những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất để loại bỏ tối đa các vấn đề này và nguyên nhân gây lãng phí.

 

 

Mục tiêu lập kế hoạch sản xuất hiệu quả


●     Kế hoạch sản xuất được lập ra để giúp cho việc quản lý, phân công nguồn nhân lực, hoạt động của máy móc, quy trình sản xuất sao cho nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất.

●     Tăng sự ổn định trong sản xuất.

●     Hoàn thành sản phẩm đúng hạn, đúng yêu cầu.

●     Dự đoán được rủi ro, vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất để lên kế hoạch phòng tránh và đưa ra hướng giải quyết kịp thời, tránh cho sự việc đi quá xa, gây mất kiểm soát.

 

Quy trình lập kế hoạch sản xuất chi tiết


Thông thường trước khi lên kế hoạch sản xuất, chúng ta sẽ lập kế hoạch bán hàng một năm theo từng tháng. Trong kế hoạch bán hàng, sẽ suy nghĩ và lên kế hoạch xem nên bán cái gì và bán bao nhiêu theo từng tháng.

 

1. Lên kế hoạch sản xuất một năm theo từng tháng

Tham khảo:   GIÁM SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ?

Lập kế hoạch bán hàng một năm làm mục tiêu, để đạt được điều đó, bạn cần suy nghĩ và lên kế hoạch sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu. Để làm được điều đó, chúng ta sẽ quyết định số lượng cần thiết các thiết bị, nguồn nhân lực và nguyên vật liệu.

 

2. Lên kế hoạch sản xuất cho 3 tháng

Sau khi đã có kế hoạch sản xuất một năm theo từng tháng, lấy đó làm mục tiêu, bạn lên kế hoạch cần chuẩn bị bao nhiêu trang thiết bị, nhân lực và cần cung ứng bao nhiêu nguyên vật liệu để sản xuất đủ số lượng theo kế hoạch đề ra. Kế hoạch sản xuất theo tháng sẽ được làm chi tiết theo đơn vị tuần và đơn vị ngày. Bạn có thể phân chia sản phẩm theo loại sản xuất hàng ngày và loại sản xuất cách nhật.

 

3. Lên kế hoạch sản xuất từng ngày của tuần

Bạn lên kế hoạch sản xuất theo từng ngày, từng tuần của tháng dựa theo chủng loại sản phẩm và cách thức sản xuất. Cần lên kế hoạch cho mỗi tuần sản xuất sản phẩm gì và sản xuất bao nhiêu.

 

4. Lên kế hoạch sản xuất theo từng ngày

Cuối cùng, bạn sẽ quyết định sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu cho từng ngày một. Ngoài ra, thứ tự đầu vào của sản phẩm cũng cần được quyết định. Ví dụ, lịch trình sản xuất sản phẩm theo thứ tự như thế nào, từ lúc giờ làm việc bắt đầu đến khi kết thúc.

 

Tùy theo từng ngành nghề mà quy trình lập kế hoạch sản xuất có sự thay đổi, nhưng về cơ bản thì quy trình là như trên. Kế hoạch sản xuất được lập càng chi tiết thì càng dễ ứng phó khi có những thay đổi đột ngột.

Tham khảo:   Cuộc hồi sinh ngoạn mục của huyền thoại TWI - Training Within Industry

 

Kiểm soát quy trình sản xuất ngay ở khâu kế hoạch sản xuất

Để giảm chi phí sản xuất và sản xuất sản phẩm kịp thời gian giao hàng, cùng với chất lượng ổn định, việc phòng tránh các sự cố khi sản xuất là điều quan trọng. Việc lên kế hoạch sản xuất ổn định mang đến hiệu quả tốt nhất để phòng tránh sự cố.

 

Vậy lập “kế hoạch sản xuất ổn định” như thế nào là tốt?


Để lên kế hoạch sản xuất ổn định, quan trọng là lập một cách chặt chẽ “kế hoạch ngày tiêu chuẩn” – vấn đề trụ cột khi lập kế hoạch sản xuất. Kế hoạch ngày tiêu chuẩn là kế hoạch hoạt động cho từng công đoạn sản xuất trong một ngày. Đây là kế hoạch để làm rõ mỗi công đoạn cần bao nhiêu thời gian, và điều chỉnh để không làm phát sinh sự trì trệ công việc. Về cơ bản thì kế hoạch được lập riêng cho từng dây chuyền sản xuất và từng nhóm sản phẩm.

 

Kế hoạch ngày tiêu chuẩn là kế hoạch được lên từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối trong một ngày sao cho phù hợp với lead time (thời gian từ lúc nhập nguyên vật liệu đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng). Thông thường, kế hoạch sản xuất cũng được xây dựng dựa trên kế hoạch ngày tiêu chuẩn.

 

Cách lên kế hoạch sản xuất này sẽ giúp phát huy điểm mạnh về mặt quản lý. Vì bạn có thể thiết lập cụ thể thời gian cho từng công đoạn, thời gian làm và thời gian kết thúc, nên rất có ích trong việc rút ngắn lead time, quản lý thời gian làm việc và nâng cao năng suất.

 

Nói tóm lại, việc sản phẩm làm ra đúng theo yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời hạn của khách hàng là vô cùng quan trọng, vì thế, việc lập kế hoạch sản xuất là bước không thể bỏ qua. Với quy trình lập kế hoạch sản xuất mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.  Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo