32. Kiến thức kinh tế

Thư xin việc cho sinh viên mới ra trường: 7 lỗi nên tránh

Bước chân vào thị trường việc làm, bạn cần đảm bảo thư xin việc cho sinh viên mới ra trường của mình thật nổi bật.

Dưới đây là một số lỗi thường gặp trong thư xin việc của sinh viên mới tốt nghiệp và cách bạn có thể tránh chúng để đưa bản thân vươn lên dẫn đầu “cuộc đua”.

Quá nhiều đại từ nhân xưng “Tôi”

Rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu mỗi câu trong thư xin việc của họ bằng “Tôi”. Chẳng hạn “Tôi là một ứng viên tự tin”, “Tôi vừa kết thúc kỳ thực tập với trải nghiệm….”, “Tôi đang tìm việc làm trong lĩnh vực…”. Việc sử dụng “Tôi” quá thường xuyên sẽ chống lại bạn bởi nó tạo sự nhàm chán cho người đọc. Mặt khác, bạn cần phải nhấn mạnh với nhà tuyển dụng về những gì bạn có thể làm cho họ, trong khi từ “Tôi” ngụ ý rằng bạn chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Hãy sử dụng đa dạng cấu trúc câu, điều này sẽ giúp thư xin việc của bạn có sức sống và người đọc cảm thấy thú vị hơn.

Sử dụng cùng một thư xin việc cho nhiều vị trí

Khi ứng tuyển hàng chục vị trí mỗi tuần, bạn có thể dụng cùng một thư xin việc (chỉ thay đổi tên công ty) để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, các công ty muốn thấy rằng bạn chỉ tập trung vào họ. Do đó, hãy dành thời gian để điều chỉnh thư xin việc phù hợp với từng vị trí.

Chỉ mất vài phút xem qua trang web cũng như mạng xã hội của nhà tuyển dụng, bạn có thể tìm ra một vài lí do tại sao bạn muốn làm việc ở đó hơn là bất kỳ nơi nào khác và đưa chúng vào thư xin việc.

Đánh giá thấp bản thân

Chắc chắn rằng bạn không nên tỏ ra kiêu ngạo trong thư xin việc cho sinh viên mới ra trường của mình nhưng bạn cũng đừng đánh giá thấp bản thân. Là một sinh viên mới tốt nghiệp, bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không thể làm được việc.

Tham khảo:   Coefficient of Variation là gì? Vai trò và ưu, nhược điểm

Những cụm từ như “Tôi có thể không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của công việc, nhưng…” và “Tôi chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này” có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm của nhà tuyển dụng về bạn.

Cách khắc phục là tập trung vào những mặt tích cực. Có thể đúng là bạn không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của công việc, nhưng thay vì chỉ ra nó, hãy tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm bạn có phù hợp với mô tả công việc.

 

Các nhà tuyển dụng sẽ không mong đợi sinh viên tốt nghiệp có nhiều kinh nghiệm. Họ sẽ tìm kiếm những phẩm chất và thành tích chứng tỏ bạn là người phù hợp với công việc và công ty.

 

Mất quá nhiều thời gian để đi vào vấn đề

Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng: nếu bạn có hàng trăm thư xin việc cho một vị trí, có thể bạn sẽ chỉ đọc câu đầu tiên của mỗi lá thư xin việc và đọc lướt qua phần còn lại. Do đó, một đoạn mở đầu ngắn gọn nhấn mạnh lý do tại sao bạn là tài sản quý của công ty sẽ thu hút sự quan tâm của họ một cách nhanh chóng.

Ngôn ngữ quá trang trọng

Bạn có thể tìm thấy điều này trong các mẫu thư xin việc cho sinh viên mới ra trường, chẳng hạn “Tôi viết thư này với mục đích xin ứng tuyển vào vai trò X mà quý công ty đang tuyển dụng. Đây là công việc rất phù hợp với khả năng và kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập từ trước đến nay của tôi”. Mặc dù bạn không nên sử dụng cách nói bình dị nhưng ngôn ngữ quá trang trọng sẽ khiến bạn trông thiếu chân thành.

Tham khảo:   Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì và các loại hình nổi tiếng

Giọng điệu của bạn phải chân thực và thân thiện. Nếu bạn không chắc chắn, hãy thử đọc to những gì bạn đã viết. Nếu nghe không tự nhiên, đừng ngại chỉnh sửa cho đến khi vừa ý.

Sử dụng sáo ngữ

Những câu như “Tôi làm việc chăm chỉ, tận tâm và đáng tin cậy” được sử dụng thường xuyên đến nỗi chúng không còn ý nghĩa gì đối với các nhà tuyển dụng.

Chỉ đề cập đến những điều mà bạn có thể đưa ra những ví dụ minh họa cụ thể, đồng thời bám sát vào những phẩm chất và kỹ năng phù hợp với công việc. Nếu mô tả công việc yêu cầu một người có tinh thần đồng đội, hãy nêu bật trải nghiệm thực tế chứng tỏ bạn làm việc nhóm tốt như thế nào.

Tập trung vào lợi ích của bạn

Một trong những sai lầm thường gặp nữa khi viết thư xin việc cho sinh viên mới ra trường là tập trung quá nhiều vào lợi ích mà công việc sẽ mang lại cho họ. Những câu như “Công việc này sẽ là một cách tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp của tôi” nghe có vẻ ích kỷ và chẳng nói lên điều gì về cách bạn sẽ đóng góp cho công ty.

Thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ giúp tăng giá trị doanh nghiệp của họ như thế nào. Mỗi câu bạn viết nên nhằm mục đích truyền đạt lý do tại sao bạn là vốn quý của công ty và tại sao bạn là người phù hợp với công việc, chứ không phải tại sao công việc là sự lựa chọn hoàn hảo đối với bạn. Chẳng hạn, “Tôi mong muốn có cơ hội sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm để đóng góp cho một tổ chức được đánh giá cao trên thị trường như doanh nghiệp của anh/chị.”

Tham khảo:   Chi phí biến đổi variable cost là gì và các loại phổ biến

Nếu tránh được 7 sai lầm này, thư xin việc cho sinh viên mới ra trường của bạn sẽ tạo được thiện cảm hơn rất nhiều và bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để nhận được lời mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng tiềm năng.

Huỳnh Trâm

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo