32. Kiến thức kinh tế

Tìm hiểu ý nghĩa development là gì trong doanh nghiệp

Development là gì?

Trong doanh nghiệp? Development có nghĩa là sự phát triển, đề cập đến quá trình thay đổi theo hướng tích cực đã được hoạch định trong hoạt động của một tổ chức/doanh nghiệp thông qua việc sử dụng lý thuyết, nghiên cứu và công nghệ của khoa học hành vi.

Trong hoạt động của một doanh nghiệp, development là sự lớn lên, mở rộng quy mô cả về lượng và chất của sự vật, hiện tượng xảy ra trong doanh nghiệp. Sự mở rộng này được các nhà kinh tế gọi là phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Trong đó:

Sự phát triển về lượng: thường dễ được nhận thấy và đánh giá hơn, chỉ cần so sánh về số lượng hoặc độ lớn của sự vật, hiện tượng bằng các phương pháp đo lường thích hợp. Từ đó có thể thấy được sự khác nhau giữa kích thước giữa quá khứ và hiện tại của đối tượng đang xét.

Chẳng hạn như sản lượng sản xuất của công ty, doanh thu theo tháng/quý/năm, số lượng nhân viên trong doanh nghiệp tăng hay giảm,… Tất cả những yếu tố này đều có thể xem xét về lượng.

Sự phát triển về chất: tương đối khó nhận biết và đánh giá. Để nhận định chính xác về sự thay đổi chất cần phải có quan điểm đúng về chất cũng như các thước đo phản ánh về chất (thường sẽ không có thước đo cụ thể như thước đo về lượng nêu trên). Ví dụ như chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất, chất lượng làm việc nhân viên,…

 

“Trong kinh doanh, phát triển có nghĩa là sự gia tăng quy mô hoặc tốc độ của nền kinh tế để sản xuất nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.”

 

Bản chất và tính tất yếu của development là gì?

Bản chất của development

Về bản chất của development là gì, người ta đưa ra 3 điểm chính là: góc độ tạo ra sự thay đổi về chất lượng; năng lực doanh nghiệp được cải thiện tốt hơn trước; tăng mức độ thích nghi của doanh nghiệp với môi trường.

Tham khảo:   Treasury bond là gì và khác gì với T-note và T-bill?

Tính tất yếu của Development

Về tính tất yếu của sự phát triển của doanh nghiệp, các vấn đề được đưa ra bàn luận có thể kể đến:

Xu hướng toàn cầu hóa và cơ hội hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một phân khúc thị trường cụ thể để hoạt động. Và môi trường kinh doanh này là tổng thể bao gồm các yếu tố bên ngoài/yếu tố bên trong có tác động trực tiếp/gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa sẽ tạo điều kiện tối đa để phát triển nếu các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia. Doanh nghiệp lúc này cần phải đẩy nhanh tiến trình thay đổi, thích ứng với môi trường để có đủ khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sự thay đổi của môi trường cũng như điều kiện kinh doanh

Như đã đề cập ở trên, khi môi trường kinh doanh được mở rộng và doanh nghiệp được giao thương thoải mái hơn thì số lượng thành viên trong một nền kinh tế cũng sẽ tăng theo.

Nói một cách dễ hiểu, toàn cầu hóa có thể rút ngắn khoảng cách về không gian giữa các nền kinh tế ở các quốc gia trên thế giới. Điều này giúp cho doanh nghiệp dù đang hoạt động ở quốc gia khác vẫn có sự cạnh tranh trực tiếp với nhau dựa trên cả nguồn lực đầu vào và sản phẩm đầu ra.

Các đối thủ ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ và quốc gia khác nhau sẽ có mức nhận thức, phản ứng thị trường và sự tăng trưởng khác nhau nhưng lại có xu hướng cạnh tranh với nhau. Trên thực tế, sự cạnh tranh này sẽ là một điều tốt đối với những doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội và hiểu rõ lợi thế của mình vì có thể đưa thương hiệu ngày càng tiến xa.

Tham khảo:   Nhập khẩu ủy thác tiếng Anh là gì và những điều cần biết

Song, những doanh nghiệp chưa thể làm chủ được tình hình sẽ cảm thấy tính bất ổn rất cao trong môi trường kinh doanh đầy sự cạnh tranh. Thậm chí, sự không ổn định này có thể phá vỡ một số quy tắc trong hoạt động kinh doanh làm nhiều doanh nghiệp điêu đứng.

Nếu muốn vượt qua được vấn đề này, doanh nghiệp chỉ còn cách nỗ lực để thay đổi sao cho phù hợp với những biến động mạnh mẽ của các môi trường kinh doanh nói chung.

Sự phát triển mang tính bền vững

Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đảm bảo được tính cân bằng của tất cả yếu tố trong một tổ chức/doanh nghiệp trong từng giai đoạn ngắn hạn và quá trình dài hạn.

Trong đó, sự phát triển ngắn hạn là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp có thể tiến tới mục tiêu dài hạn. Phát triển bền vững được xem xét cho mọi đối tượng dựa trên quan điểm hệ thống. Theo đó, có 2 góc độ về phát triển bền vững của doanh nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng.

–       Phát triển bền vững của nội tại doanh nghiệp: xác định được các yếu tố xây dựng development là gì, đảm bảo doanh nghiệp luôn trong trạng thái đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển. Những thay đổi này dĩ nhiên sẽ đem lại được các lợi ích ngắn hạn và dài hạn theo một phương án đánh giá nào đó.

–       Phát triển bền vững của một môi trường sinh thái: ở thời điểm hiện tại, việc bảo vệ môi trường sinh thái được xem là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp vì nó là một phần của môi trường kinh doanh. Cùng với những kế hoạch phát triển doanh nghiệp về mặt kinh tế, nhân lực thì cũng cần hạn chế tối đa những hành động gây hại đến môi trường sống của chúng ta.

Tham khảo:   Nhà đầu cơ speculator là gì và có gì khác với nhà đầu tư

Suy cho cùng, các doanh nghiệp luôn phải có những sự điều chỉnh, thay đổi để bắt kịp nhịp của các tiến trình xã hội nói chung. Hy vọng qua bài viết trên đây về khái niệm development là gì, mọi người đã hiểu thêm về bản chất và tính tất yếu của quá trình này. Khi hiểu rõ vấn đề, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng chiến lược để có thể tồn tại, hoạt động, phát triển và đạt được các mục tiêu trong tương lai.

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo