31. Kỹ năng làm việc

Tip phỏng vấn: 8 “không” để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Các gặp gỡ với nhà tuyển dụng có thể rất căng thẳng nếu bạn không biết các tip phỏng vấn. Với áp lực phải làm mọi thứ đúng đắn, bạn rất dễ mắc phải một vài sai lầm. Nhà tuyển dụng cũng là con người và họ hiểu rằng mọi người đều mắc sai lầm và họ sẵn sàng tha thứ một hoặc hai sai sót nhỏ.

Nhưng có một số lỗi bạn có thể mắc phải trong cuộc phỏng vấn là không thể bỏ qua, chúng có thể khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao và loại bạn khỏi quá trình tuyển dụng.

Bạn cảm thấy lo lắng? Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu điều gì sẽ khiến nhà tuyển dụng “ghét” bạn trong cuộc phỏng vấn và thay vào đó bạn nên làm gì.

Trả lời như một cái máy

Mặc dù bạn nên chuẩn bị để trả lời những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất nhưng nên cố gắng tránh học thuộc và trả lời như thể được lập trình sẵn.

Nếu bạn trả lời các câu hỏi bằng cách đọc thuộc lòng từng từ, bạn đang tạo ra sự xa cách. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tương tác với nhà tuyển dụng và kết nối thực sự với họ.

Hãy chuẩn bị sẵn những ý chính cho câu trả lời và trò chuyện một cách tự nhiên. Nhà tuyển dụng thích những người hòa nhã và giao tiếp tốt, chứ không phải một con rô bốt.

Nhận xét về vẻ ngoài của người phỏng vấn

Cho dù bạn thích ngoại hình của người phỏng vấn hay không, hãy giữ điều đó cho riêng mình. Nhận xét về vẻ ngoài của mọi người khi bạn vừa gặp họ có thể là tín hiệu cho thấy bạn không tinh tế hoặc là người thô lỗ hay không hiểu về phép ứng xử thông thường.

Nếu bạn lo lắng về những khoảng lặng khó xử và muốn giải tỏa không khí căng thẳng, hãy bám vào các chủ đề an toàn như hỏi về công ty hoặc những gì họ hiện đang làm.

Cho người phỏng vấn biết bạn sẽ thay đổi điều gì

Tham khảo:   4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học

Chủ động nói với nhà tuyển dụng những điều bạn sẽ thay đổi về công ty của họ thể hiện sự kiêu ngạo và ngụ ý rằng bạn có thể là một nhân viên gây rối. Là một người ngoài cuộc, bạn không biết nhu cầu, ngân sách, vấn đề của công ty và việc nói với họ những gì bạn sẽ thay đổi là hành động khiến bạn mất đi cơ hội.  

Tip phỏng vấn ở đây là chỉ đưa ra các đề xuất khi được yêu cầu, và hãy giữ chúng ngắn gọn, mang tính xây dựng đồng thời nhấn mạnh rằng bạn biết mình không có tất cả các thông tin.

Chia sẻ thông tin nhiều hơn mức cần thiết

Ngay cả khi đang phỏng vấn ở một công ty có môi trường làm việc thoải mái, bạn cũng cần nhớ rằng bạn đang tham gia phỏng vấn và mọi điều bạn nói đều liên tục được đánh giá. Vì vậy, đừng đề cập đến cảm giác nôn nao mong đến ngày phỏng vấn hoặc bộ trang phục đẹp mắt đang mặc giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.

Hãy trò chuyện thân thiện nhưng đừng đi quá đà. Bạn nên để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn phù hợp với văn hóa công ty nhưng đừng để họ nghĩ rằng bạn lan man không có điểm dừng.

Nếu được hỏi về sở thích ngoài công việc, hãy bắt đầu bằng một câu trả lời ngắn gọn và đánh giá mức độ quan tâm của nhà tuyển dụng trước khi đi vào chi tiết.

Trình bày thông tin cô đọng, súc tích và đúng trọng tâm là kỹ năng phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng yêu thích bạn.

Đánh giá thấp công ty ứng tuyển

Nếu bạn thể hiện rằng nơi bạn đang ứng tuyển không áp dụng các công nghệ tiên tiến hoặc cơ sở vật chất có vẻ lạc hậu, bạn sẽ ngay lập tức đánh mất thiện cảm với nhà tuyển dụng. Bạn cần cho họ có lý do để tin rằng bạn là người tốt nhất cho công việc và rằng bạn thực sự muốn làm việc ở đó.

Tham khảo:   Những câu nói hay về cuộc sống truyền cảm hứng cho bạn

Hãy nói về việc bạn sẽ phù hợp với công ty như thế nào, thay vì ám chỉ bạn là “siêu anh hùng” vì đã đề nghị giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Không nhất quán

Một chiến thuật mà nhà tuyển dụng sử dụng trong quá trình tuyển dụng là hỏi cùng một câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Điều này chủ yếu là để đảm bảo rằng bạn thành thật với câu trả lời của mình chứ không chỉ nói với nhà tuyển dụng những gì họ muốn nghe. Thế nên hãy đưa ra câu trả lời thằng thắn, chân thành trong toàn bộ quá trình để tránh những cạm bẫy này.

Đến trễ

Đây là một điều hoàn toàn tiêu cực, bất kể tại sao nó xảy ra. Đến trễ cho thấy một trong hai điều: bạn thiếu tôn trọng hoặc khả năng lập kế hoạch kém. Và thực tế là cả hai không phải là điều nhà tuyển dụng mong muốn.

Thêm vào đó, việc xuất hiện muộn sẽ ảnh hưởng xấu đến phần còn lại của buổi phỏng vấn và cả bạn lẫn nhà tuyển dụng sẽ khó có thể tự nhiên sau sự cố ban đầu ấy.   

Hãy tìm hiểu bạn mất bao lâu để đến địa điểm phỏng vấn cũng như tính toán việc kẹt xe hoặc trở ngại có thể xảy ra. Bạn cũng nên có ý tưởng rõ ràng về vị trí văn phòng và việc đi lại trong các tòa nhà. Nếu cần thiết, hãy xem lại thư trao đổi của bạn với đại diện công ty và yêu cầu làm rõ những thắc mắc.

Lo lắng vì không chuẩn bị

Nếu không có sự chuẩn bị, đồng nghĩa với việc bạn đang chuẩn bị để thất bại. Chuẩn bị tốt là chìa khóa để luôn kiểm soát được tình hình. Hãy nói chuyện rõ ràng, mỉm cười và nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ là những người bình thường và họ cũng có thể đang lo lắng như bạn.

Phỏng vấn là thời điểm quan trọng để chứng minh bạn có khả năng thực hiện công việc chứ không phải là người gây phiền phức và thiếu chuyên nghiệp.

Tham khảo:   Nghệ thuật góp ý với Sếp

Nhà tuyển dụng không tham dự buổi phỏng vấn đề tìm lý do từ chối bạn, trên thực tế họ luôn hi vọng rằng họ sắp gặp được ứng viên tốt nhất cho công việc. Tip phỏng vấn là bạn nên làm mọi thứ có thể để cho thấy rằng bạn là người mà họ đang tìm kiếm. Tránh mắc phải những điều có thể khiến nhà tuyển dụng khó chịu đến mức bạn mất cơ hội ở công ty trên đây, chắc chắn bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp và nâng cao cơ hội nhận được công việc.

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo