Trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm người dùng trong giãn cách xã hội thay đổi thế nào?

Trên khắp thế giới, cuộc sống của mọi người đã bị gián đoạn sâu sắc bởi những nỗ lực giãn cách xã hội trong nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19. Những thay đổi này đã định hình cách chúng ta trải nghiệm những thứ cơ bản theo thời gian, không gian cũng như tác động rõ rệt đến cách chúng ta tiếp cận công việc, giải trí và xây dựng các mối quan hệ cá nhân. Đặc biệt, cách khách hàng thể hiện bản thân và tiêu thụ mọi thứ từ sản phẩm và thông tin trên các truyền thông cũng đã thay đổi.

Những thay đổi này đã ảnh hưởng tới hành vi của hàng tỷ người tiêu dùng tại nhà, trong cả cách mọi người trải nghiệm và đòi hỏi được đáp ứng.

Mặc dù vẫn chưa rõ “cuộc sống mới” này sẽ kéo dài bao lâu và theo dự báo có thể sẽ kéo dài tới cuối năm nhưng theo Google: nếu các nhà tiếp thị hiểu được hành vi của người tiêu dùng thay đổi như thế nào thì họ sẽ có kế hoạch tốt hơn để thích nghi và tăng trưởng.

Cách ly xã hội đã thay đổi thói quen của người dùng

Cách ly xã hội đã thay đổi thói quen của người dùng

Trải nghiệm theo không gian và thời gian

Thời gian – điều mà trước đây mọi người luôn cảm thấy tiếc nuối và luôn thiếu thốn thì ở thời điểm hiện tại, mọi người có nhiều thời gian hơn. Đồng thời, trái ngược với việc hầu hết các hoạt động xã hội bị cấm, mỗi cá nhân có nhiều thời gian cho bản thân và với những người thân yêu. Khi sự nhàm chán, lo lắng và không chắc chắn xuất hiện, mọi người sẽ cố gắng tìm kiếm những cách mới để duy trì sự bận rộn và hiệu quả của bản thân.

Chưa hết, cùng với quy định về giãn cách xã hội dẫn tới các không gian trước đây dành cho gia đình đang dần được chuyển đổi thành văn phòng/ phòng tập thể dục/ trường học/ nhà hàng/ trung tâm giải trí khiến mọi người phải đối mặt với thách thức trong việc giữ cho cuộc sống được tổ chức tốt hơn. Đây cũng chính là lý do mức độ quan tâm, tìm kiếm đang tăng lên đối với các từ khóa “ghế văn phòng”, “bàn làm việc”, “máy tính để bàn”, v.v.

Tham khảo:   Nỗi đau khách hàng là gì? Cách giải quyết nỗi đau của khách hàng

Trải nghiệm trong công việc và hình thức giải trí

Nhịp điệu bình thường mỗi ngày, mỗi tuần trước đây đã nhường chỗ cho những hành động tương tự lặp đi lặp lại tại cùng một không gian, từ đó làm mờ đi sự tách biệt rõ ràng giữa các vấn đề cá nhân và công việc.

Doanh nghiệp tìm cách để bảo vệ năng suất lao động cũng như duy trì tính năng động của nhân viên theo chiều hướng tích cực. Và trong bối cảnh không chắc chắn về tương lai của nơi mình làm việc, chính các nhân viên cũng đang cố gắng điều chỉnh suy nghĩ và hành động của bản thân. Google đã ghi nhận sự gia tăng nhu cầu tìm kiếm liên quan đến các hoạt động “team building” khi hơn 9% khi doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch cho nhân viên ở nhà lâu hơn.

Trong khi đó, việc hạn chế đi lại khiến nhiều người bắt buộc phải ở nhà hoặc chỉ di chuyển trong thành phố mình đang sinh sống đã dẫn tới mong muốn trải nghiệm, khám phá và tìm kiếm cảm hứng từ các địa điểm du lịch, giải trí trở thành điều cần thiết thay vì là một lựa chọn xa xỉ. Và có rất nhiều người tìm cách khai thác các kênh kỹ thuật số để kết nối với nghệ thuật và thiên nhiên.

Trải nghiệm cho bản thân và với những người khác

Những người ý thức cao về tầm quan trọng của sức khỏe thể chất dường như trong giai đoạn này cũng chú ý hơn về sức khỏe cảm xúc, tinh thần của bản thân và dành nhiều thời gian tự rèn luyện.

Đồng thời, mọi người đang khao khát kết nối với cả cộng đồng địa phương và toàn cầu của mình. Khao khát được “cùng nhau một mình” với các hoạt động hàng ngày và đồng cảm, học hỏi từ những người ở các quốc gia khác trên thế giới cùng bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng. Nhu cầu tìm kiếm với cụm từ “cách để..”, “cùng nhau một mình” đã tăng 75% kể từ tháng 1. “Yêu trong cách ly” cũng là cụm từ dần trở lên phổ biến từ ngày 13/03.

Covid-19 khiến người dùng bị ảnh hưởng về tài chính nên thận trọng hơn trong chi tiêu

Covid-19 khiến người dùng bị ảnh hưởng về tài chính nên thận trọng hơn trong chi tiêu

Thay đổi trong cách chi tiêu

Người tiêu dùng bị ảnh hưởng về tài chính trong đại dịch dẫn đến họ có cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các khoản chi tiêu và chủ yếu tập trung vào nhu cầu trước mắt – cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, ngay cả khi họ buộc phải cắt giảm những khoản chi tiêu phát sinh thì mọi người cũng vẫn có nhu cầu hỗ trợ những hoàn cảnh đáng thương trong cộng đồng.

Tham khảo:   Cách xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng tốt

Tiếp thị trong thời kỳ cách ly xã hội

Những thay đổi sâu sắc trong cách mọi người trải nghiệm cuộc sống hàng ngày đã tạo ra những thay đổi đáng kể về cách thức, thời gian, địa điểm và lý do tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng buộc các nhà tiếp thị phải suy nghĩ lại – từ nhu cầu, cách thức tiếp thị và triển khai tiếp thị tới người tiêu dùng tại nhà.

Dưới đây là ba câu hỏi mà các nhà tiếp thị nên tự hỏi để điều chỉnh hoạt động tiếp thị của chính mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đã thay đổi của người tiêu dùng:

  1. Thương hiệu hỗ trợ người tiêu dùng như thế nào khi nhu cầu của họ thay đổi?
  2. Làm thế nào để điều chỉnh theo chu kỳ tiêu thụ mới?
  3. Cách chúng ta khai thác những thay đổi để giúp người tiêu dùng đỡ nhàm chán?

Khi tất cả chúng ta tiếp tục tìm cách thích nghi tốt nhất với sự thay đổi đáng kể về môi trường và hành vi mới của người tiêu dùng, hãy lưu ý tới những thay đổi về trải nghiệm theo thời gian và không gian, công việc và giải trí, mục đích cho chính mình và những người thân đã được chúng tôi chia sẻ ở trên.

Tham khảo:   Trải nghiệm thương hiệu là gì? Các yếu tố chính tạo nên trải nghiệm thương hiệu

Theo Marie Gulin-Merle

Bài liên quan:

  • 5 cách sáng tạo trải nghiệm cho Gen Z – khách hàng chủ lực của tương lai
  • Thấu hiểu, tốc độ và nhân viên: 3 yếu tố tạo nên trải nghiệm khách hàng tuyệt vời
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo