31. Kỹ năng làm việc

Ứng xử khôn khéo trước những câu hỏi khó

Làm thế nào để xử sự trước những câu hỏi khó chịu trong một cuộc phỏng vấn việc làm. Ví dụ như “Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc giảm cân chưa”. Đó là một câu hỏi hoàn toàn khiếm nhã và gây sốc cho ứng viên. Điều này có thể xuất phát từ một cái bẫy của nhà tuyển dụng để thử thách khả năng xử lý tình huống của bạn hoặc có thể họ gây ức chế, căng thẳng nhằm buộc bạn từ bỏ công việc.

Bạn sẽ làm gì nếu bạn là ứng viên đó và nhận được những câu hỏi khó chịu? Bạn có thể học được những kinh nghiệm quý giá khi phỏng vấn xin việc từ những bí quyết dưới đây.

Trả lời theo hướng hài hước

Theo ý kiến của nhiều top manager và chuyên viên tuyển dụng thì những câu hỏi mang tính chất gây căng thẳng , khó chịu thường được dùng để nhận diện những yếu điểm cũng như những “vết đen” trong bản CV của ứng viên. Khi nhận được những câu hỏi kiểu này, hãy sử dụng một chút văn vẻ hay giọng điệu hài hước để gây ấn tượng với người tuyển dụng. Ví dụ như trước câu hỏi trên, bạn hãy nở một nụ cười thật tươi và trả lời nhà tuyển dụng “Tôi chỉ cảm thấy cần giảm cân mỗi khi tôi nhìn vào gương. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng tránh nhìn vào gương.” Bằng cách thể hiện một cách hài hước, bạn sẽ tránh khói những tình huống khó xử.

Phản ứng với một lời khen

Bạn hoàn toàn có thể trả lời một câu hỏi khiếm nhã bằng một lời khen về công ty. Đó là lời khuyên từ Chris Delaney, một nhà báo và tác giả của cuốn sách “The 73 Rules for Influencing the Interview using Psychology, NLP and Hypnotic Persuasion Techniquesonce” (73 nguyên tắc ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn: Sử dụng tâm lí học và thôi miên). Chris đặt ra một câu hỏi như “Có phải tất cả mọi người đang làm việc tại công ty cũ của bạn đều lười biếng nên công ty mới phá sản không?”

Tham khảo:   Tuổi trẻ đừng chọn an nhàn: liệu có đúng?

Nếu bạn nhận được câu hỏi như vậy, Chris đã gợi ý cho bạn cách trả lời bằng cách khen ngược lại công ty bạn đang theo đuổi “Tôi thừa nhận là một số người làm việc tại đó không thực sự cố gắng, đó là lí do tại sao tôi lại muốn làm việc tại công ty của anh chị”. Bạn thấy đó, đôi khi những lời khen luôn phát huy hiệu quả một cách đáng kinh ngạc và giúp bạn vượt qua thử thách thành công.

Trả lời trung thực và dám nhận trách nhiệm

Chuyên viên nhân sự của Hewlett Packard tại Moscow – Boric Krulov kể lại rằng đã có lần ông loại một ứng viên cao cấp ra khỏi danh sách của mình bằng phương pháp đưa ra các câu hỏi khó chịu. Khi ứng viên thao thao bất tuyệt về các thành tích của mình cũng như kể về việc phá sản của công ty, Krulov bất thình lình đưa ra câu hỏi “Vậy anh đã có công gì trong việc đưa công ty anh đến bờ vực phá sản? Ứng viên này đã cho rằng bản thân anh ta không hề có liên quan gì đến việc phá sản của công ty và liên tiếp kể về các thành tích của mình. Bạn thấy đó, một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ dễ dàng nhận ra những vết đen trong CV của bạn và đưa ra những câu hỏi khó. Nếu thành tích của bạn có được dựa trên sự thất bại của công ty thì rõ ràng bạn không xứng đáng có được công việc mong ước. Hãy trả lời trung thực và dám nhận khuyết điểm của mình, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Tham khảo:   Làm Gì Khi Bất Đồng Quan Điểm Với Sếp? 8 Tips Giải Quyết Mâu Thuẫn Với Cấp Trên Hiệu Quả

Sử dụng câu hỏi để thể hiện lợi thế của bạn

Khi nhận được một câu hỏi khiếm nhã hoặc bất lịch sự, bạn có thể sử dụng nó để giới thiệu để thể hiện một số khả năng và phẩm chất tốt đẹp của bạn. John Paul Engel gọi trả lời này là cách mà một chính trị gia thuyết trình. Ví dụ, nếu hỏi về một vết sẹo trên cơ thể, người sáng lập của tập đoàn tư vấn quản lý Knowledge Capital Consulting sẽ trả lời như sau “Tôi có vết sẹo này khi làm việc cho một nông trại gia đình. Khi lớn lên, tôi đã học được tầm quan trọng của việc lao động sản xuất và sự chăm chỉ sẽ đem lại những thành công to lớn.

Một bí quyết nhỏ bật mí cho bạn đó là những đặc điểm tốt như tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và chăm chỉ có thể phù hợp với hầu hết các câu hỏi kiểu như vậy.

Từ chối một cách lịch sự

Cho dù người phỏng vấn đang thử thách bạn, điều quan trọng là bạn không phải trả lời bất cứ điều gì bạn không muốn. Nếu bạn đang nhận được một câu hỏi quá nhạy cảm mà bạn không muốn trả lời trong mọi trường hợp, hãy lịch sự từ chối. Bạn chỉ cần ghi nhớ rằng cách thức mà bạn từ chối có thể cứu vãn cuộc phỏng vấn đó.

Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị từ trước và biết làm thế nào để từ chối những câu hỏi khiếm nhã. Nếu câu hỏi  đó thuộc về cá nhân thì bạn có thể nói như “Tôi không bao giờ nói về điều đó, đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn việc làm.

Tham khảo:   Rèn luyện kĩ năng lắng nghe hiệu quả

Phương Thảo

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo