04. Quản Trị Bán Hàng, Quản lý đội ngũ bán hàng

04 MẸO QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG HIỆU QUẢ

Những thách thức khi quản lý nhân viên bán hàng

Chắc hẳn, đôi lúc bạn cảm thấy chán nản, rối bời trong việc quản lý nhân viên. Công việc nào, vị trí nào cũng gặp những thử thách, khó khăn riêng biệt. Hằng ngày, quản lý có thể đối mặt và xử lý những vấn đề do nhân viên của mình gây ra như: tỏ thái độ với khách hàng, làm mất mát sản phẩm, nhân viên mặt nặng mày nhẹ với nhau,…. Những điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh cửa hàng, luôn thiếu chỉ tiêu, mất đi tính đoàn kết,… xa hơn nữa gây ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng và lợi nhuận doanh nghiệp.

Để không còn những tình trạng như trên tiếp diễn, nhà Quản lý cần đưa ra giải pháp kịp thời. Nhưng làm sao nhân viên nghe theo mệnh lệnh của bạn một cách thuyết phục, mối quan hệ giữa sếp – nhân viên luôn thoải mái?

Các cách giúp Nhà Quản lý làm việc hiệu quả:

Giao việc rõ ràng, cụ thể

Nhà quản lý cần giao việc cho nhân viên và hướng dẫn nhiệm vụ một cách chi tiết, cụ thể. Nếu bạn không giải thích cặn kẽ cho nhân viên, họ có thể “dẫm” vào nhiệm vụ, vai trò của nhau. Tốt hơn, trước khi phân công, bạn cần xem xét điểm mạnh – yếu của từng nhân viên, dựa trên thái độ và cách làm việc trước đó của từng người để giao phó công việc phù hợp

Tham khảo:   Các phương pháp quản lý cửa hàng từ xa hiệu quả

Quan sát cách nhân viên thực hiện công việc

Là một người quản lý, bạn cần thường xuyên theo sát chỉ tiêu, năng suất làm việc của nhân viên. Khi nhân viên thực công việc chưa đạt yêu cầu, bạn nên can thiệp một cách nhẹ nhàng và huấn luyện cách làm đúng. Lưu ý sau khi huấn luyện nhân viên, bạn nên “note” lại lỗi mắc phải và lưu tâm đến họ nhiều hơn. Trong trường hợp nhân viên vẫn tái diễn lỗi, bạn nên có một buổi trao đổi với họ. Bạn đừng trách mắng, bởi vì làm như thế chỉ khiến nhân viên mất động lực, thiếu tự tin. Tốt nhất, bạn hãy đưa ra những lời khuyên mang tính xây dựng để nhân viên biết những điểm cần sửa chữa, khắc phục.

Đưa ra quy định thưởng – phạt

Trong đội ngũ, từng thành viên sẽ có nhiệm vụ với những mức độ khác nhau. Chính vì thế, nhà quản lý cần phải dựa theo mức độ ảnh hưởng của công việc, để đưa ra mức thưởng – phạt hợp lý. Xây dựng một chính sách thưởng – phạt sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Khi thưởng – phạt, bạn cần thể hiện sự công bằng dựa trên chỉ tiêu và tình trạng làm việc của từng thành viên, tuyệt đối không để xảy ra việc nhân viên cảm thấy sự bất công.

Tham khảo:   Các bước xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng

Luôn sẵn sàng lắng nghe

Một người quản lý tài ba không chỉ thể hiện bằng năng lực chuyên môn, bản thân phải có một bộ kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Và lắng nghe là một trong những loại kỹ năng quan trọng nhất đối với một người quản lý. Người quản lý hãy dành một khoảng thời ngắn, ngồi lại với nhân viên, lắng nghe những ý kiến, quan điểm. Có thể bạn chưa biết, lắng nghe ý kiến, quan điểm của nhân viên là một trong những cách sáng tạo để bản thân tạo ra được chiến lược, cách làm mới. Lắng nghe là một cách để nhà quản lý thấu hiểu những tâm tư, thắc mắc của nhân viên. Từ đó nhà quản lý đồng cảm và chia sẻ những khó khăn nhân viên đang gặp phải. Việc làm như thế sẽ mang đến cho nhà quản lý sự tin tưởng, trung thành của nhân viên.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo