Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

5 Loại Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp: Ví Dụ & Mẹo Xử Lý Thông Minh

Phỏng vấn xin việc luôn là một trong những thử thách cực đại trên con đường đến với công việc mơ ước của bạn. Vì vậy, sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các câu hỏi phỏng vấn có thể gặp là rất quan trọng.

Hãy cùng tìm hiểu về các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng, cũng như ví dụ về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thông minh để có thể “phá đảo” mọi thử thách nhé! 

Giới thiệu sơ lược về bản thân (introduction question) 

Mục đích

Giới thiệu về bản thân thoạt nghe có vẻ đơn giản. Tuy nhiên trong kinh nghiệm khi đi phỏng vấn, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách trình bày phong thái của bạn ngay từ câu hỏi này.

Tuỳ thuộc vào câu trả lời, người tuyển dụng sẽ xem xét và đưa ra các câu hỏi tiếp theo nhằm đánh giá tính cách, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn.

những câu hỏi khi đi phỏng vấn

Ví dụ và mẹo xử lý

“Tôi là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học A. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng tôi đã từng làm thực tập sinh ở công ty B và làm freelancer cho nhiều dự án đa dạng. Thực tế, sản phẩm của tôi đều có hiệu quả cao, và tôi cũng đã được rèn luyện kỹ năng làm phần mềm của mình.

Mặt khác, tôi là người nghiêm túc với công việc nhưng cũng luôn thân thiện và muốn giúp đỡ mọi người mọi lúc có thể. Tôi hy vọng sẽ có cơ hội để trở thành một IT-er của công ty để có thể phát huy hết khả năng với vị trí tôi muốn theo đuổi.”

-> Mẹo: Kinh nghiệm phỏng vấn cho câu hỏi giới thiệu bản thân là bạn cần khái quát những thông tin có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Bên cạnh đó, bạn nên giới thiệu trong tối đa 2 phút, với trình tự thời gian từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai.

Bạn có thể nói nhanh về tính cách, sở thích để có thể thu hút nhà tuyển dụng. 

Các câu hỏi tình huống (situational questions)

Câu hỏi tình huống thường được coi là những câu hỏi khó khi phỏng vấn.

Mục đích

Câu hỏi tình huống cũng nằm trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc. Chúng được xây dựng dựa trên các tình huống hoặc vấn đề tiềm ẩn trong công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Mục đích của chúng là để kiểm tra cách bạn tiếp cận và xử lý vấn đề cụ thể đó như thế nào.

Các câu hỏi tình huống thường tập trung với những vấn đề bạn có thể gặp trong tương lai. Vì vậy, chúng thường được bắt đầu bằng “Bạn sẽ làm gì”, thay vì “Bạn đã làm gì”.

Các câu hỏi phỏng vấn loại này luôn là một thử thách lớn đối với các ứng viên, vì bạn phải có phản ứng nhanh nhạy và tư duy linh hoạt để có thể đưa ra câu trả lời nhanh nhất có thể.

Tham khảo:   Kinh Nghiệm Phỏng Vấn FPT Shop Và Các Lưu Ý Quan Trọng  

Cách trả lời phỏng vấn tinh tế cho dạng câu hỏi này có thể giúp bạn chứng minhkhả năng xoay xở trước áp lực, cũng như cách bạn đưa ra một quyết định nhanh chóng. Đó cũng chính là những điều mà nhà tuyển dụng muốn kiểm tra ở bạn thông qua loạt câu hỏi này.

cách trả lời phỏng vấn thông minh
© Freepik.com

Ví dụ và mẹo xử lý

Bạn sẽ gặp nhiều cách hỏi cho loại câu hỏi tình huống:

  • Bạn sẽ làm gì nếu được yêu cầu thực hiện một công việc mà bạn chưa từng làm trước đây?
  • Bạn sẽ làm gì khi không hài lòng với công việc của mình?
  • Bạn sẽ làm gì khi gặp sự cố trong công việc và các bước để khắc phục?
  • Bạn sẽ đối mặt với phản hồi tiêu cực như thế nào?
  • Bạn sẽ làm gì khi phải đối mặt với khối lượng công việc lớn?

-> Mẹo: Bạn nên nêu rõ cách bạn đối đầu với từng khó khăn. Cách trả lời phỏng vấn cần chứng minh được bạn là người có tinh thần trách nhiệm, không dễ nản chí.

Ví dụ, nếu được yêu cầu làm một việc mới toanh bạn chưa từng “kinh” qua, bạn đã không ngại hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.

Hoặc, bạn biết điều chỉnh thứ tự ưu tiên và sắp xếp hợp lý khi khối lượng công việc quá lớn. Khi gặp phản hồi tiêu cực, bạn không tự ái, mà nhìn vào mặt tích cực là bạn có thể sửa đổi để trở thành một nhân viên giỏi hơn.

Sử dụng mô hình STAR cũng sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi khi đi phỏng vấn này.

Các câu hỏi về năng lực (competency-based questions)

Một trong những loại câu hỏi phỏng vấn được ưa chuộng bởi các nhà tuyển dụng chính là các câu hỏi về năng lực. 

Mục đích

Nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi phỏng vấn này để đánh giá về các kỹ năng hoặc kiến thức cụ thểđược yêu cầu để có thể thành công cho vị trí được phỏng vấn. Chúng có thể liên quan tới các lĩnh vực chuyên môn như marketing, tài chính, ngân hàng; hoặc là các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo hay làm việc nhóm.

Thoạt nghe thì có vẻ giống với câu hỏi tình huống, tuy nhiên câu hỏi dựa trên năng lực thường ít mang tính giả thuyết hơn. Nó sẽ tập trung vào các ví dụ thực tế mà bạn đã từng trải qua với các công việc trước đây.

Nhà tuyển dụng cũng sẽ xem xét kỹ về cách bạn vận dụng kỹ năng cụ thể, hơn là chỉ muốn biết cách bạn giải quyết vấn đề.

các câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Kinh nghiệm phỏng vấn cho mọi câu hỏi là hãy nhanh nhẹn và bình tĩnh.

Ví dụ và mẹo xử lý câu hỏi phỏng vấn năng lực

  • Mô tả một tình huống yêu cầu sử dụng khả năng sáng tạo của bạn.
  • Mô tả một tình huống khi bạn phải hoàn thành công việc với tiêu chuẩn cao trong khi đáp ứng thời hạn nghiêm ngặt.
  • Ví dụ về việc bạn sử dụng kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và đạt được thành công.
  • Ví dụ khi bạn phải đối mặt với khiếu nại của khách hàng. Bạn đã giải quyết khiếu nại như thế nào?
  • Mô tả về thay đổi lớn nhất mà bạn phải đối mặt trong công việc trước đây của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?

-> Mẹo: Ngoài kỹ năng nghiệp vụ, hãy đưa ra những thế mạnh của bạn dựa trên tính cách cá nhân như: bình tĩnh, nhẫn nại, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ… Những điểm tốt này càng có sự liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển thì càng tốt.

Tham khảo:   Top 10 Câu Hỏi Phỏng Vấn Kỹ Sư Cơ Khí Phổ Biến Nhất

Người phỏng vấn sẽ cho bạn điểm cộng nếu bạn chứng tỏ được bạn có thể kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong công việc.

Các câu hỏi về hành vi (behavioural questions)

Một dạng nữa trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn là những câu hỏi về hành vi. Tương tự như các câu hỏi phỏng vấn về năng lực, câu hỏi hành vi cũng yêu cầu bạn mô tả những câu chuyện trong quá khứ. 

các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
© Freepik.com

Mục đích

Trong khi các câu hỏi tình huống giải mã cách bạn tiếp cận vấn đề, câu hỏi năng lực chứng minh bạn có các kỹ năng cần thiết cho vị trí tuyển dụng hay không; thì các câu hỏi về hành vi xác định xem bạn có những đặc điểm tính cách phù hợp với văn hóa của công ty và công việc đang tuyển hay không.

Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết về thái độ hay ảnh hưởng của bạn trong một tình huống cụ thể, cũng như phong cách làm việc và giao tiếp với đồng nghiệp. Họ sẽ có xu hướng dựa trên những hành vi, thái độ trong quá khứ của bạn để dự đoán về hành vi, thái độ trong tương lai khi bạn gia nhập công ty họ..

Ví dụ và mẹo xử lý

  • Mô tả khoảng thời gian mà bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng trong khoảng thời gian ngắn.
  • Hãy kể về một lần khi bạn phải làm việc dưới áp lực lớn.
  • Ví dụ về thời điểm bạn bất đồng ý với sếp của bạn và bạn đã làm gì để giải quyết?
  • Mô tả một sai lầm bạn đã mắc phải tại nơi làm việc.
  • Kể về một dự án thất bại của bạn và cách bạn vượt qua nó.

-> Mẹo: Các câu hỏi này thường hướng đến cách giải quyết của bạn trong một trường hợp mang tính tiêu cực.

Nếu nó có liên quan tới sếp hoặc đồng nghiệp cũ, hãy đưa những nhận xét tích cực về họ. Đừng quên nói rằng bạn đã học hỏi được những gì qua những kinh nghiệm và những người tham chiếu này.

Câu hỏi cá nhân (personal questions)

Trongcác câu hỏi phỏng vấn thường gặp, câu hỏi cá nhân tưởng chừng không liên quan tới công việc. Tuy nhiên, qua cách trả lời phỏng vấn của bạn, nhà tuyển dụng vẫn có thể đánh giá nếu bạn phù hợp với công việc mới hay không.

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn: Câu hỏi về cá nhân bạn.

Mục đích

Những câu hỏi cá nhân thường sẽ hỏi về điểm mạnh, điểm yếu, việc bạn làm lúc rảnh rỗi, điều gì bạn thích và ghét, cách bạn đối xử với người khác và ngược lại…

Tham khảo:   Viết Thư Từ Chối Phỏng Vấn Chuyên Nghiệp Như Thế Nào Cho Đúng?

Mục đích chính của nhà tuyển dụng khi đưa ra những câu hỏi này là để xác định nếu bạn thật sự hợp với đặc thù công việc và văn hoá công ty.

Ví dụ và mẹo xử lý

  • Thời gian rảnh bạn thường làm gì? 
  • Bạn tự thấy mình là một người như thế nào?
  • Điểm mạnh của bạn là gì? Vậy còn điểm yếu?
  • Ba từ để miêu tả bạn là gì?/ Bạn nghĩ bạn bè của bạn sẽ miêu tả bạn như thế nào?
  • Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm nữa?

-> Mẹo: Trước khi đến với cuộc phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu trước về văn hoá công ty. Bên cạnh đó, bạn nên kể được những thói quen, sở thích thường ngày có liên quan đến kỹ năng cần có trong mô tả công việc.

Hành động và biểu hiện trong những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể phản ánh năng lực và kỹ năng của bạn cho vị trí công việc bạn muốn có.

Hy vọng với những ví dụ về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn của Masterskills, bạn sẽ có thể gây ấn tượng với tất cả nhà tuyển dụng và có được công việc bạn mơ ước!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo