Kỹ năng Giao việc & Tổ chức công việc

6 “Tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền

Giao việc hợp lý không bao giờ là việc dễ dàng đối với các nhà lãnh đạo, bởi nếu giao nhiều việc mà kiểm soát không tốt thì nhân viên dễ vượt quyền. Ngược lại, nếu vì sợ bị vượt quyền mà một mình ôm đồm thì công việc lại bị đình trệ. Vậy một nhà quản lý thông minh bạn cần làm như thế nào để dung hòa tốt các yếu tố trên và nhân viên của mình vừa làm việc hiệu quả lại không vượt quyền?

1. Phân việc đúng năng lực nhân viên

Nhìn chung, mỗi người chúng ta đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định, do đó muốn nhân viên làm việc hiệu quả thì trước tiên nhà quản lý cần phải chịu khó quan sát để phát hiện những điểm mạnh của từng nhân viên và phát huy chúng. Phân việc đúng năng lực nhân viên không chỉ giúp các nhà quản lý khai thác điểm mạnh của từng người mà còn giúp nhân viên thấy được sự đóng góp công sức của mình vào “bộ máy” chung của công ty.

2. Phân chia công việc rõ ràng và có deadline cụ thể

Bên cạnh phân việc đúng với năng lực, các nhà quản lý cũng cần chú ý phân chia công việc thật rõ ràng và truyền đạt một cách tường tận để cấp dưới nắm bắt dễ dàng hơn. Theo đó, nhà quản lý nên chọn cách giao việc cho nhân viên qua các văn bản cụ thể kết hợp đàm thoại trực tiếp để họ có thể làm chủ được tình hình công việc và thực hiện hiệu quả hơn.

Khi trao đổi công việc cùng nhân viên, các nhà quản lý nên nhớ đừng kiệm lời, hãy hỏi nhân viên của mình như “Anh/chị đã hiểu rõ việc này hay chưa và còn thắc mắc gì hay không”, “Có cần tôi giải đáp gì thêm không?”…

Tham khảo:   Nghệ thuật giám sát công việc 24/7 mà chẳng hề gây áp lực cho nhân viên

Giao việc rõ ràng về thời hạn thực hiện và deadline hoàn thành cũng là điều mà các quản lý thông minh nên làm nhằm tạo dựng cho cấp dưới của mình thói quen làm việc khoa học.

Bên cạnh đó, để tăng mức độ ăn ý trong công việc, các nhà lãnh đạo cũng nên thường xuyên tổ chức những buổi thảo luận để mọi người cùng nhau đề xuất các phương án cộng tác nhằm đưa ra những phương án tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể.

3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc

Để đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc kịp thời cũng như đảm bảo nhân viên không lơ là hay vượt quyền, các nhà quản lý cần chú ý kiểm tra, giám sát công việc. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện việc đã giao, nhưng tuyệt đối không hỏi nhân viên theo từng giờ hoặc nhiều lần trong 1 ngày. Nếu công việc được thực hiện trong 1 tuần, hãy kiểm tra tiến độ sau 3 ngày. Khi hỏi về tiến độ công việc nhà quản lý cũng nên tế nhị, không nên dùng các câu hỏi mang ý nghĩa ra lệnh. Thay vì hỏi: “Anh/ chị đã làm xong việc chưa?”  bạn hãy hỏi “Tiến độ công việc thế nào?” nhằm tránh gây áp lực hoặc cảm giác không được tin tưởng, ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên.

4. Không cho nhân viên quyền sử dụng Email, con dấu của bạn

Nhiều nhà quản lý hiện nay thường có thói quen cho nhân viên sử dụng Email hoặc con dấu của mình để có thể giải quyết nhanh chóng các công việc khi bận đi công tác. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp mang lại lợi ích trước mắt, xét về lâu dài thì điều này hoàn toàn không tốt. Không chỉ gây tâm lý tự kiêu, ỷ lại ở nhân viên mà còn khiến nhà quản lý có nhiều nguy cơ bị vượt quyền.

Tham khảo:   8 Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Cần Thiết Trong Công Việc

5. Tỏ rõ uy nghiêm đúng lúc trong công việc với cấp dưới

Trong công việc, với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần thể hiện được uy nghiêm của mình, tuy nhiên mọi thứ cần ở mức độ vừa phải, phù hợp và đúng lúc. Cụ thể là trong công việc thường ngày, bạn nên duy trì thái độ thân thiện, giúp đỡ cấp dưới hết lòng như những người bạn. Tuy nhiên, khi nhân viên làm sai, nhà quản lý cần nghiêm túc cảnh cáo và xử phạt nghiêm minh để làm gương cho các nhân viên khác và giúp cấp dưới tránh tái phạm lần sau.

6. Quan tâm và tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên

Xét trên phương diện công việc thì cấp dưới chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Song song đó, xét trên góc độ tình cảm thì đây cũng là những người đồng nghiệp, những người bạn. Do đó, hãy quan tâm và chủ động tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới bằng những việc làm đơn giản như hỏi thăm, trò chuyện… để hai bên thêm hiểu nhau và làm việc ăn ý hơn.

Bên cạnh đó, trong những buổi dã ngoại, teambuilding, nhà quản lý cũng nên thả lỏng để hòa mình vào cuộc vui. Hãy chứng tỏ bạn là người sếp vui vẻ và tâm lý bằng cách áp dụng nguyên tắc “làm việc hết sức, chơi hết mình” để các nhân viên cấp dưới ngày càng yêu mến và kính nể bạn.

Tham khảo:   Cách viết bảng mô tả công việc chi tiết & Mẫu bảng mô tả công việc đầy đủ nhất

Một nhà quản lý giỏi là người biết đánh giá đúng năng lực và quản lý nhân viên theo nguyên tắc khoa học, vừa phải cứng rắn nhưng cũng cần mềm dẻo đúng lúc. Hy vọng với 6 nguyên tắc trên bạn đã biết cách giao việc cho nhân viên hiệu quả mà vẫn đảm bảo không vượt quyền.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo