Kỹ năng giám sát công việc, Kỹ năng Giao việc & Tổ chức công việc, Kỹ năng Quản lý theo quy trình, Kỹ năng Đánh giá hiệu quả công việc, Quản lý hiệu suất nhân viên

Nghệ thuật giám sát công việc 24/7 mà chẳng hề gây áp lực cho nhân viên

Giám sát cửa hàng, kiểm soát nhân viên luôn là vấn đề bận tâm đối với những người quản lý? Làm thế nào để bạn vừa có thể giám sát một cách sát sao nhưng không khiến cho nhân viên của bạn cảm thấy bị áp lực lại là cả một nghệ thuật. Những bí mật về nghệ thuật quản lý nhân viên chặt chẽ nhưng vẫn hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được mối bận tâm này!

1. Đề cao năng suất làm việc hay vì giám sát hàng giờ tại cửa hàng

So với việc kiểm soát nhân viên hàng ngày tức là xem họ làm gì từng phút từng giờ thì bạn chỉ cần quan tâm đến kết quả công việc đã đạt được. Bởi ai cũng có những giây phút cần được nghỉ ngơi, nếu bạn chỉ chăm chăm quan sát nhân viên làm việc sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy áp lực, không thoải mái. Nếu nhân viên của bạn kết hợp giải lao để có thể vui vẻ vừa hoàn thành tốt yêu cầu của công việc thì bạn hãy vui vẻ chấp nhận điều đó thay vì yêu cầu họ phải đứng lì ở cửa hàng mà chẳng thể tạo ra doanh thu.

Ví dụ điển hình cho điều này: bên Nhật, nhiều công ty cho phép nhân viên của mình dẹp hết công việc sang một bên để chợp mắt một lúc và thậm chí ai thực hiện theo sẽ được thưởng nóng

Tham khảo:   10 Lợi Ích, Ý Nghĩa Của Làm Việc Nhóm Đối Với Cá Nhân Và Doanh Nghiệp

2. Tìm hiểu nhu cầu của nhân viên

Một người chủ khôn khéo và kinh doanh giỏi không chỉ nắm bắt được nhu cầu, khuynh hướng của khách hàng mà còn phải hiểu rõ về nhu cầu của nhân viên. Thay vì áp đặt nhu cầu lên nhân viên, bạn phải tìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của cấp dưới của mình. Việc tâm sự với nhân viên sẽ làm mối quan hệ trở nên thoải mái khiến nhân viên của bạn dễ dàng bộc lộ những tâm tư nguyện vọng. Từ đó mà bạn có thể phân công công việc một cách chính xác, đúng người đúng việc sẽ tạo động lực, hứng thú cho nhân viên phát triển.

3. Quản lý sát sao nhưng kín đáo, khiêm tốn

Việc quản lý kinh doanh 1 cách sát sao, cẩn thận là cần thiết, bởi bạn có thể kịp thời sửa chữa những thiếu xót, những vấn đề phát sinh trong nội bộ. Có không ít những cuộc mâu thuẫn bất hóa giữa quản lý và nhân viên dẫn đến tình trạng việc hàng loạt hay làm việc chống đối lơ là khiến công việc kinh doanh sa sút. Bạn không thể áp đặt kiểu ” một cho tất cả” với nhân viên của mình. Quản lý là cả một nghệ thuật bạn không nên thực hiện chức trách của mình một cách hách dịch như thường xuyên soi xét, yêu cầu họ nói cho mình biết họ làm gì, hãy khiêm tốn hơn trong cách nói chuyện. Chỉ có gần gũi như vậy họ mới sẻ chia với bạn nhiều hơn từ đó dễ dàng đưa ra cách giải quyết.

Tham khảo:   7 Bước làm chủ kỹ năng giao việc và giám sát công việc

4. Sử dụng phần mềm bán hàng thay vì giám sát nhân viên liên tục

Nếu bạn còn nghi ngờ về khả năng quản lý nhân sự bằng phần mềm quản lý bán hàng thì bạn nên trải nghiệm và có câu trả lời cho bản thân. Không chỉ quản lý về nguyên liệu kho, ngân sách mà bạn có thể phân quyền cho nhân viên. Những báo cáo doanh thu, thông báo hoạt động bán hàng sẽ giúp bạn dễ dàng biết được nhân viên tích cực làm việc, đồng thời minh bạch trong việc phát hiện những nhầm lẫn hay gian dối của nhân viên tránh thất thoát cho cửa hàng!

Kết: Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bạn có thể quản lý dễ dàng nhân viên của mình mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc