32. Kiến thức kinh tế

Preventive maintenance là gì? Lợi ích và phân loại?

Preventive maintenance là gì? Preventive maintenance có lợi ích gì và có cách nào để xây dựng một kế hoạch Preventive maintenance hiệu quả cho doanh nghiệp?

Preventive maintenance là gì?

Bất kể một máy móc nào cũng có thời gian hoạt động và kỳ hạn bảo trì của nó. Nếu muốn ôtô hay xe máy có tuổi thọ lâu, các bộ phận hoạt động trơn tru thì bạn cần mang ra trung tâm bảo trì định kỳ để chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa, thay mới một hay một cụm các chi tiết máy. 

Trong các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất, máy móc chính là điều kiện cần để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược Preventive maintenance.

Preventive maintenance (PM), có nghĩa là bảo trì dự phòng. Vì là dự phòng nên nó được coi là một chiến lược chủ động của doanh nghiệp, tổ chức trong việc lên kế hoạch định kỳ để bảo trì các thiết bị, hạn chế việc xảy ra sự cố bất ngờ hoặc hư hỏng gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

Chiến lược bảo trì dự phòng bao gồm thời gian, kiểm tra, hoạt động bảo trì, dự phòng bảo trì theo từng giai đoạn. Mỗi thiết bị sẽ có khung khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính, thời gian hoạt động của thiết bị.

Khi đã chủ động được kế hoạch, các doanh nghiệp sẽ không rơi vào trường hợp phải dừng hoạt động bất ngờ do máy móc hư hỏng hoặc nếu có cũng có phương án thay thế phù hợp. Hơn nữa, các thiết bị khi được bảo trì theo quy định sẽ tăng hiệu suất làm việc của chúng.

Sản xuất tinh gọn cũng thường được nhắc tới trong chiến lược bảo trì dự phòng. Bởi khi làm điều này, doanh nghiệp gia tăng hiệu quả, giảm chi phí, rút ngắn thời gian sản xuất mà còn giúp giảm thiểu thời gian sử dụng máy móc, giúp cho thiết bị có thời gian “nghỉ ngơi”, phục hồi. Do đó tuổi thọ của máy móc cũng được kéo dài hơn, kế hoạch dự phòng rủi ro cũng xa hơn.

“Preventive maintenance là gì? Đó là việc bảo trì thiết bị và tài sản thường xuyên và định kỳ để giữ cho chúng hoạt động và ngăn chặn các sự cố gây tốn kém do hỏng hóc thiết bị không mong muốn.”

Phân loại Preventive maintenance

Có 3 cách phân loại Preventive maintenance

Bảo trì căn cứ vào thời gian, hay còn gọi Time-Based Maintenance

Đây là chiến lược bảo trì phổ biến và cũng dễ kiểm soát nhất vì nó dựa vào thời gian để đưa ra khoảng bảo trì phù hợp.

Tham khảo:   PO là gì? Điểm giống và khác nhau giữa Invoice và PO

Có thể nó không chính xác theo ngày nhưng thường sau quá trình kiểm tra, đánh giá, bạn có thể đưa khoảng thời gian tương đối theo tuần, tháng, năm. Sau khi có thời gian cụ thể, bạn có thể theo dõi thiết bị và đến thời gian đó tiến hành bảo trì. Điều này giúp cho thiết bị của bạn luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

Bảo trì dựa vào cách sử dụng hay còn gọi Usage-Based Maintenance

Cách bảo trì này phù hợp với những thiết bị dùng hàng ngày. Dựa vào những tính năng chính của thiết bị cũng như mức độ sử dụng, bảo trì viên sẽ phát hiện ra những lỗi thường gặp phải. 

Bảo trì phát hiện lỗi hay còn gọi là Failure-Finding Maintenance

Cách bảo trì này dựa vào quá trình kiểm tra từng bộ phận máy móc để phát hiện ra lỗi hoặc nguy cơ tiềm ẩn có thể trong thời gian gần nhất khiến cho máy móc đó hư hỏng. Sau đó lên kế hoạch chuyển đổi mục tiêu sử dụng máy.

Tương ứng với ba cách phân loại trên, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào tiêu chí: bảo trì định kỳ, bảo trì theo tình trạng máy và bảo trì máy móc đã hư hỏng. Về cơ bản, doanh nghiệp dựa theo cách phân loại nào cũng được, miễn là giúp các bảo trì viên dễ kiểm soát, theo dõi và tiến hành bảo trì hiệu quả.

Lợi ích của preventive maintenance là gì?

Trước hết phải khẳng định, preventive maintenance là một chiến lược được lên kế hoạch cụ thể, từ sửa chữa, vệ sinh, phục hồi, bảo dưỡng, điều chỉnh bộ phận…Công việc này làm tăng tính khả dụng và năng suất hoạt động, thời gian cống hiến của thiết bị.

Chưa kể, công việc này giúp doanh nghiệp nắm rõ tuổi thọ của một thiết bị, từ đó có kế hoạch thay thế phù hợp. Kể cả khi máy móc đã hỏng, doanh nghiệp cũng hoàn toàn chủ động trong việc thu thập dữ liệu, tìm nguyên nhân, xác định lỗi, từ đó làm chủ được thiết bị và công nghệ.

Tham khảo:   Đàm phán trong kinh doanh là gì? Cách để đàm phán thành công

Trên thực tế, doanh nghiệp nào không có kế hoạch bảo trì dự phòng sẽ hoạt động không hiệu quả bằng doanh nghiệp có kế hoạch dự phòng bảo trì. 

Cụ thể bảo trì dự phòng giúp doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích, cụ thể là:

  • Hạn chế tối đa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất do vấn đề về trục trặc máy móc. 
  • Máy móc vận hành trơn tru sẽ tăng chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm, sai hỏng.
  • Ngăn ngừa rủi ro trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao ý thức của người lao động trong quá trình bảo vệ và giữ gìn máy móc.
  • Tiết kiệm chi phí doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng doanh thu, cải thiện thu nhập cho người lao động.

Các bước triển khai chiến lược bảo trì dự phòng

Để xây dựng được chiến lược bảo trì dự phòng, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước sau:

Xác định mục tiêu

Dựa vào định hướng và mục tiêu như tăng tuổi thọ máy móc, giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc… doanh nghiệp đưa ra nhiệm vụ cho từng giai đoạn của bảo trì dự phòng, từ đó có nguồn ngân sách hợp lý.

Thúc đẩy mục tiêu

Sau khi xác định được mục tiêu, bạn cần đặt các KPI cho từng mục tiêu, từ đó đánh giá được hiệu quả của từng mục tiêu và có điều chỉnh phù hợp.

Xác định nhân sự tham gia

Công tác bảo trì cần sự phối hợp của nhiều bộ phận và công việc khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần phân công cụ thể cho từng bộ phận và phối hợp chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ứng dụng công nghệ

Ngày nay công nghệ số hóa ngày càng đi vào đời sống, bởi vậy chiến lược bảo trì dự phòng được thực thi tốt hơn khi có sự hỗ trợ của công nghệ. 

Rà soát lại các bước

Việc rà soát lại giúp bạn đảm bảo quá trình kích hoạt bảo trì được diễn ra chính xác. Sau đó, bạn chỉ cần theo dõi biến số để có iện pháp dự phòng phù hợp.

Truyền đạt và thực thi

Khi nắm rõ các nội dung cần thực hiện, bạn cần truyền đạt lại thông tin cho đội nhóm, phân công công việc rõ ràng cho từng bảo trì viên.

Tham khảo:   Bán chéo là gì? Lợi ích của bán chéo đối với doanh nghiệp

Lên kế hoạch kiểm tra và phân tích kết quả

Sau khi bảo trì thì khâu kiểm tra và đánh giá kết quả bảo trì cần đảm bảo. Doanh nghiệp cần đối chiếu với bản kế hoạch để đánh giá, rút kinh nghiệm…

Điều chỉnh kế hoạch

Một bản kế hoạch không thể toàn diện ngay từ đầu, nhất là khi nó áp dụng vào thực tế. Do đó, bạn cần phải dành thời gian để nghiên cứu và điều chỉnh chúng. Chỉ có như thế bạn mới có một kế hoạch bảo trì dự phòng hoàn hảo.

Trên đây là một số chia sẻ về preventive maintenance là gì, lợi ích, phân loại cũng như các bước triển khai. Hi vọng kiến thức này giúp doanh nghiệp hay cá nhân vận dụng hiệu quả. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo