31. Kỹ năng làm việc

5 điều nên hỏi sếp để làm việc hiệu quả hơn

Hiểu rõ về nhiệm vụ của bản thân, sự kỳ vọng của cấp trên và quan trọng là biết cách làm việc hiệu quả với người quản lý sẽ tạo thêm cơ hội thành công, không chỉ cho bạn mà còn cho cả sếp của bạn. Theo các chuyên gia nhân sự, để hiểu được quan điểm của cấp trên và giúp đôi bên làm việc ăn ý hơn, bạn đừng ngần ngại hỏi sếp 5 điều sau đây.

1. Thành tích quan trọng mà sếp muốn đạt được trong vai trò hiện tại

Thông tin nhận được từ câu hỏi này sẽ cho bạn biết chi tiết về động lực ngắn hạn của người quản lý, giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì sếp đang tập trung vào, từ đó biết được nên ưu tiên nhiệm vụ nào để hỗ trợ cho mục tiêu mà họ muốn đạt được. Như thế sẽ tránh được sự “lệch pha”, hiệu quả làm việc sẽ cao hơn nhờ sự kết hợp ăn ý từ cả hai phía.

 2.  Điều quan trọng mà cấp trên của sếp quan tâm nhất

Nếu cấp trên không phải là lãnh đạo cao nhất của tổ chức, thì sếp của bạn cũng phải báo cáo với cấp cao hơn. Vậy nên, việc đặt câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về mức độ mong đợi cao hơn của tổ chức. Và việc hiểu được những mục tiêu lớn hơn của công ty sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về ý nghĩa công việc mà bạn đang đảm nhận. Đồng thời cũng sẽ thấy được chính xác vai trò của bạn và nhóm của mình trong một bức tranh lớn hơn.

Tham khảo:   [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân

Ngoài ra, việc nắm bắt được tình hình công ty, trong đó có thể là các dự án lớn sẽ giúp bạn có cơ hội đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp, giúp nâng cao hình ảnh và giá trị của bạn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.

  3. Lí do bạn được tuyển dụng

Đừng nghĩ rằng đây là một câu hỏi thiếu khôn ngoan, vì không phải điều gì chúng ta cũng dễ đoán được chỉ qua cách hành xử. Thêm nữa, nếu bạn là nhân viên mới thì đây lại là câu hỏi vô cùng quan trọng.

Bởi nó sẽ cho bạn biết rằng giá trị thực sự của bản thân là ở trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tích lũy hay nhiều mối quan hệ phù hợp. Thật vậy, khi bạn biết rằng bản thân mình đang mạnh ở điểm nào thì sẽ cố gắng phát huy điều đó trong công việc. Thêm nữa, bạn cũng tránh được các tình trạng “ngộ nhận” thế mạnh của bản thân và cải thiện các khiếm khuyết.  

 4. Cách quản lý của sếp

Mỗi người quản lý đều có cách quản lý khác nhau và bạn cần hiểu rõ cách quản lý của cấp trên để làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ như ở công ty cũ thì sếp yêu cầu nhân viên phải có mặt trong tất cả các buổi họp, dù nội dung là về một vấn đề thuộc bộ phận khác ít liên quan. Còn ở công ty hiện tại thì sếp không cần bạn phải dự họp, nhưng bắt buộc phải phản hồi các vấn đề “trưng cầu” thông qua biên bản tóm lược nội dung từ email nội bộ.

Tham khảo:   Tip phỏng vấn: 8 “không” để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Tuy câu hỏi đơn giản này không thể giúp bạn hiểu hết được phong cách làm việc của cấp trên nhưng ngay cả khi chỉ nhận được một thông tin rất nhỏ, bạn cũng sẽ định hình được điều nhà quản lý mong đợi và cách để thực hiện những điều đó.

5. Cách sếp muốn nhận phản hồi từ bạn

Không đồng tình với ý kiến của cấp trên là điều rất phổ biến ở bất kỳ tổ chức nào, nhưng vấn đề là bạn cần trình bày quan điểm của mình một cách khéo léo. Hãy hỏi người quản lý xem họ muốn việc trao đổi diễn ra theo cách nào. Bạn sẽ nhận được phản hồi tốt hơn, rõ ràng và chi tiết hơn giúp tăng hiệu quả làm việc nếu thực hiện theo quy tắc của họ, cho dù đó là buổi gặp mặt trực tiếp trong văn phòng, buổi hẹn sau giờ làm hoặc đơn giản là tóm tắt vấn đề qua email.

Bằng cách dành một ít thời gian đặt mình vào vị trí của nhà quản lý và mạnh dạn hỏi sếp những điều trên, bạn có thể làm cho mối quan hệ với cấp trên trở nên thoải mái hơn. Khi đó, bạn sẽ không xem sếp là một trở ngại nữa, mà ngược lại họ sẽ là người hợp tác và là một phần quan trọng thiết yếu trong sự thành công của bạn.

Tham khảo:   Ghen Ăn Tức Ở Là Gì? Góc Tối Nơi Công Sở

Trung Thành

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo