31. Kỹ năng làm việc

[Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân

Có rất nhiều lời khuyên nghề nghiệp cốt lõi được áp dụng trong suốt cuộc đời làm việc của bạn, nhưng quan trọng hơn là bạn cần phải biết lời khuyên nào là phù hợp cho từng giai đoạn nhất định trong sự nghiệp.

Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có sự trải nghiệm và lời khuyên khác nhau. Để có thể thành công và đạt được mong muốn của bản thân, bạn cần phải hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lời khuyên nghề nghiệp tốt nhất mà CareerLink.vn muốn gửi đến bạn trong mỗi giai đoạn phát triển sự nghiệp của bản thân.

Khi đang đi học

Hãy đi, khám phá và trải nghiệm thật nhiều để theo đuổi sở thích, đam mê, phát huy sở trường, lĩnh vực mà mình chiếm ưu thế, tích cực tham gia tìm hiểu kiến thức thông qua các cuộc thi học thuật, nếu có thể thì bạn nên tạo tiền đề cho việc xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc. Giai đoạn này khuyến khích bạn trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện các kỹ năng hoặc làm các công việc bán thời gian vào kỳ nghỉ hè để tạo dựng cuộc sống lành mạnh, biết trân trọng những gì mà mình đang có, tránh việc sa lầy vào tệ nạn xã hội.

Todd Cherches của BigBlueGumball cho rằng: “Đừng sợ thử thách hay thất bại. Bạn nên biết rằng để tìm được một công việc đúng như mong muốn không phải là điều dễ dàng và nhanh chóng. Ở giai đoạn này, tất cả mọi thứ đều là những trải nghiệm vô giá”.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đam mê không phải là tất cả. Steve Jobs từng nói: “Chúng ta luôn nói về việc theo đuổi đam mê của mình, nhưng tất cả chúng ta đều là một phần của dòng chảy lịch sử, và bạn nên có một cái gì đó thật hữu ích cho cộng đồng để đặt vào dòng chảy này. Để đến 20, 30 hoặc 40 năm sau, mọi người sẽ nói về bạn rằng: Người này không chỉ có niềm đam mê, anh ta còn quan tâm đến việc tạo ra điều mà rất nhiều người được hưởng lợi”.

Tham khảo:   Kỹ năng khám phá bản thân là gì? Lợi ích và phương pháp

Khi bạn 20

Bây giờ là thời gian để tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi trong sự nghiệp. “Có rất nhiều điều để xem xét, nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải xem xét một công việc mà bạn thực sự yêu thích” – Carole Stovall, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SLSGlobal.

Khi bạn ở độ tuổi 20, bạn tràn đầy ước mơ, hoài bão và mong muốn có một công việc, một sự nghiệp cho riêng mình. Khi đó, bạn mới bước chân ra khỏi cánh cổng của trường đại học, đối mặt với thế giới thực tế đầy khắc nghiệt và thử thách. Vì vậy, hãy nỗ lực học hỏi thật nhiều. Trong quyển The best advice I ever got, tác giả Katie Couric đã trích lời Chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt: “Hãy tìm cách nói ‘có’ với mọi thứ. Nói ‘có’ với lời mời đến một đất nước mới, với những cuộc gặp gỡ bạn bè mới, với việc học hỏi một điều mới. Đây chính là cách để bạn có được việc làm đầu tiên, cơ hội việc làm tiếp theo, và thậm chí tìm được người bạn đời cho mình”.

Vào những năm 30

Vào thời điểm này, chắc chắn bạn đã trải qua một vài công việc, và kinh nghiệm bạn tích lũy được cũng không phải là ít.

Theo Jill Ivey, chuyên viên cao cấp tại WIT Strategy: “Hãy nhìn nhận rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm để có được thành công trong sự nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở đến đâu? Nếu thấy vị trí hiện tại không tương xứng với năng lực, đã đến lúc bạn nên đi tìm cơ hội mới. Đừng ngại thử thách và thay đổi vì nếu bạn dũng cảm theo đuổi, đối mặt chúng, bạn sẽ tìm thấy niềm đam mê và thể hiện khả năng của bản thân”.

Tham khảo:   Phải Làm Gì Sau Khi Mâu Thuẫn Với Đồng Nghiệp

Hơn 40 tuổi

Đây là thời điểm bạn khẳng định được bản thân trong lĩnh vực của mình bởi những kinh nghiệm đã từng trải qua. Việc phát triển sự nghiệp cá nhân và một hồ sơ “bắt mắt” có thể khiến bạn nổi bật trong đám đông. Vì vậy, hãy xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi và tìm một người cố vấn tốt để có thể nhận được lời khuyên hữu ích.

Khi 40 tuổi, bạn sẽ biết sự khác biệt giữa một công việc – sự nghiệp và quyết định những ưu tiên thực sự có trong cuộc sống của bạn. Dựa trên kinh nghiệm bạn đã tích lũy, đã đến lúc bạn cân nhắc về một sự thay đổi lớn như thành lập công ty riêng, thăng chức thành lãnh đạo bộ phận hay tập trung cho gia đình. Tất cả phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính bạn.

50 tuổi

Mặc dù chuyên môn của bạn tốt đến đâu, thì điều quan trọng là hãy tiếp tục học hỏi ở giai đoạn này. Sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường sẽ khiến bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn để không bị lạc hậu và bỏ lại phía sau. Lúc này, sức mạnh của bạn nằm ở việc kết hợp các yếu tố như kinh nghiệm trong nhiều năm qua của mình với khả năng và sự sẵn sàng đổi mới của bạn. Hơn bao giờ hết, bạn cũng có thể suy nghĩ về những gì bạn muốn “lãnh đạo”.

Hãy không ngừng tạo nên cơ hội cho bản thân, tích cực làm việc, giao tiếp để gặp gỡ mọi người xung quanh. Có như vậy, bạn mới có một nền tảng vững chắc cho bản thân.

Tham khảo:   Tại sao nhiều người “seen” không rep tin nhắn?

60 và xa hơn thế

Ở độ tuổi này, bạn có thể thể hiện mình như một người hướng dẫn nhưng vẫn đủ khiêm tốn để học hỏi từ người trẻ hơn bạn. Với sự kết hợp của các yếu tố này, bạn sẽ giữ vững được vị thế của bản thân và đưa ra lời khuyên hữu ích cho thế hệ trẻ từ những kinh nghiệm mà bạn có được như một người cố vấn hay người thầy.

Phương Thảo (dịch)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo