Kỹ năng quản lý căng thẳng - Stress

Giải pháp quản lý căng thẳng hiệu quả

Ngừng ý nghĩ tiêu cực. Hầu hết chúng ta đều ít nhiều đối mặt với những điều khiến chúng ta căng thẳng. Khi căng thẳng xảy đến, rất cần thiết để suy nghĩ đến những yếu tố gây căng thẳng nhằm hiểu rõ hơn về tình hình, từ đó tìm ra cách để thay đổi. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể trượt dài vào kiểu suy nghĩ tiêu cực, và bị nó ám ảnh suốt ngày. Tình trạng này được các chuyên gia sức khỏe gọi là hiện tượng “nhai lại”. Khi chúng ta biến mình thành kẻ “nhai lại”, căng thẳng được đẩy lên ở mức cao hơn, và nó dẫn dắt đến các tiêu cực khác một cách liên tục, khiến chúng ta rơi vào trạng thái luôn hồi tưởng.

Hiện tượng “nhai lại” phổ biến hơn nhiều người nghĩ. Theo một cuộc thăm dò thực hiện trên trang web này, khoảng 70% độc giả cho biết họ có thói quen “nhai lại”, và chỉ có khoảng 5% cho biết họ có thể nhanh chóng bỏ qua những vấn đề gây căng thẳng. “Nhai lại” có thể trở thành một thói quen, và thói quen thì có thể bị phá vỡ, ngay cả những thói quen trong tư tưởng.

Tránh mất ngủ. Có rất nhiều yếu tố góp phần vào việc khiến căng thẳng thêm trầm trọng, trong đó phải kể đến là chứng mất ngủ. Khi ngủ không đủ giấc, tinh thần mỏi mệt, từ đó có thể dẫn đến căng thẳng nhiều hơn.

Ở một góc độ khác, stress cũng gây ảnh hưởng đến khả năng có được giấc ngủ chất lượng. Thiếu ngủ dẫn đến tăng căng thẳng và căng thẳng nhiều lại gây khó ngủ. Đây là một vòng luẩn quẩn. Một số loại thuốc giảm căng thẳng có thể vừa giúp thư giãn, vừa hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Tham khảo:   Stress sẽ giết chết bạn!

Ngưng ăn uống lộn xộn. Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng mà bạn có. Theo các chuyên gia, cũng như mất ngủ, ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến phản ứng của bạn trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn từng tìm đến caffeine hoặc các món ăn có nhiều đường, có lẽ bạn đã biết “công dụng tuyệt vời” của nó.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy stress ảnh hưởng đến những gì chúng ta khao khát, từ đó dẫn đến việc ăn uống theo cảm xúc.

Bổ sung các thực phẩm như cam quýt chứa nhiều vitamin C giúp giảm các triệu chứng của stress – Ảnh: Shutterstock

Tăng cường kết nối. Các mối quan hệ có thể là nguồn nhiên liệu tuyệt vời giúp giảm stress. Khi chúng ta trải qua những thời điểm căng thẳng, tìm đến sự hỗ trợ về mặt tinh thần được xem là liệu pháp vô cùng hữu ích.

Ngoài ra, nhiều người (đặc biệt là phụ nữ) có thể tìm thấy chính mình khi tìm đến các mối quan hệ mới trong lúc bị căng thẳng lấn át. Phản ứng này gọi là phản ứng có xu hướng kết bạn, thôi thúc họ kết nối với những người khác và tìm kiếm sự chia sẻ.

Tuy nhiên, các mối quan hệ đôi khi có thể hỗ trợ trong việc giúp giảm căng thẳng, nhưng đôi khi lại gây ra những xung đột mới không lường trước được khiến tình hình thêm trầm trọng. Vì thế, rất cần thiết để sàng lọc các mối quan hệ để biết khi nào là thời điểm thích hợp để xóa bỏ một mối quan hệ độc hại, và khi nào nên hướng đến một mối quan hệ tích cực.

Dừng thói quen ôm đồm. Khi quá bận rộn, nếu có được những điều thú vị, căng thẳng sẽ giảm xuống đáng kể. Nếu lịch trình đầy ắp các hoạt động gây căng thẳng hoặc không cần thiết, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ. Học cách nói không với các yêu cầu về thời gian hoặc loại bớt những công việc không cần thiết để tìm kiếm sự bình an trong nội tâm.

Phát triển thái độ lạc quan. Thói quen suy nghĩ vấn đề theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực góp phần vào việc làm giảm hay tăng mức độ căng thẳng. Nếu nghĩ mọi việc theo hướng lạc quan, bạn có thể giúp mình tránh được những rắc rối không cần thiết.

Lý do, các phản ứng căng thẳng thường được kích hoạt bởi một mối đe dọa hay một thái độ tiêu cực mà có thể khiến chúng ta bị cảm thấy đe dọa nhiều hơn, từ đó căng thẳng trầm trọng thêm. Phát triển một thái độ lạc quan không chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và biết ơn đối với những gì bạn có, mà còn có thể giúp bạn nhìn thấy những cơ hội mới.

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock

Tích cực tập luyện. Tập thể dục có thể giúp giảm bớt căng thẳng tạm thời, và xây dựng khả năng phục hồi trong thời gian dài. Mặc dù biết rõ điều này, nhưng không ít người cảm thấy rất khó rời khỏi cái ghế, đặc biệt là khi bị stress, hoặc quá bận rộn.

Đừng bỏ qua stress. Mọi người thường không giải quyết căng thẳng một cách chủ động cho đến khi cảm thấy choáng ngợp trước nó, và sau đó, họ có xu hướng phản ứng hơn là chủ động đưa ra quyết định để giải quyết rốt ráo vấn đề. Quản lý căng thẳng là một quá trình liên tục, không phải hành động một lần. Điều quan trọng là phải có một kế hoạch tổng thể để quản lý căng thẳng, phải nhận thức các căng thẳng mà mình đang trải qua để không cho phép mức độ căng thẳng lên đến cao trào.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo