Kỹ năng quản lý căng thẳng - Stress

Kỹ Năng Giải Tỏa Stress

Cuộc sống với bao bộn bề, lo âu, căng thẳng, áp lực của công việc, học tập và gia đình; con người dễ rơi vào tâm trạng stress. Stress không phải là một loại bệnh nhưng nếu không biết cách khắc phục nó, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Vậy làm thế nào để đẩy lùi stress ra khỏi cuộc đời bạn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin giúp bạn giải tỏa stress khi gặp phải.

 1- Stress là gì?

Stress là phản ứng của cơ thể cho thấy hệ thần kinh đang ở trong tình trạng căng thẳng. Stress còn được hiểu là khi con người phải đối mặt với áp lực, căng thẳng mà sức chịu đựng không còn nữa, không còn khả năng giải quyết bất kỳ chuyện gì.

  2- Nguyên nhân dẫn đến stress

Tác động từ bên trong cơ thể: Khi cơ thể chúng ta đối mặt với nhiều bệnh tật như các bệnh về não bộ, thần kinh, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng; cơ thể mệt mỏi bên trong và rất dễ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến stress.

Suy nghĩ của bản thân: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay lý giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng, vì chúng ta luôn suy nghĩ tiêu cực và cẩn trọng quá trong mọi vấn đề, điều này dẫn đến việc chúng ta luôn trong trạng thái mất niềm tin, chán nản, mệt mỏi dẫn đến căng thẳng đầu óc.

Tác động từ môi trường, ngoại cảnh bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm…Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…đó chính là nguyên nhân dẫn đến stress.

  3-  Tác động của stress

Khi bạn rơi vào trạng thái stress, khi đó cơ thể của bạn đang báo động sự quá tải của hệ thần kinh cũng như của cơ thể để cơ thể có những phản ứng lấy lại cân bằng. Stress-Tự bản thân nó không gây hại mà nó như là một trong số cơ chế bảo vệ chúng ta, nhắc chúng ta phải nghỉ ngơi. Một cách tự nhiên, stress có tính chu kỳ đối với mỗi người và thông thường là cơ thể tự vượt qua nếu chúng ta không dồn thêm áp lực. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chịu lắng nghe cơ thể mình thì stress sẽ ảnh hưởng và tác động đến cơ thể và tinh thần

Tham khảo:   Những dấu hiệu cảnh báo căng thẳng quá mức

Tác động về cơ thể: Tình trạng stress kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch, thiếu ôxy ở các tổ chức.Tăng catecholamim trong những điều kiện nhất định gây tình trạng thiếu ôxy tổ chức, loạn dưỡng và hoại tử cơ tim, thành mạch. Stress có thể gây ra nhiểu bệnh lý: Bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh cơ khớp…(Theo vi.vikipedia.org)

Tác động về tinh thần: Khi stress tác động đến xấu đến cơ thể thì song song nó cũng tác động đến tinh thần: suy sụp, mệt mỏi, hay quên, mất trí nhớ, căng thẳng, sợ hãi, mất ngủ, trầm cảm…

   4-  Cách giải tỏa stress

Có rất nhiều cách khắc phục stress, tùy thuộc vào tâm sinh lý và điều kiện của mỗi người để áp dụng, các bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

Suy nghĩ tích cực hơnKhi bạn nghĩ về những điều tích cực, nó sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ thấy yêu cuộc sống này hơn. Chẳng hạn bạn có thể tưởng tượng đến tương lai tươi đẹp của bạn, bạn sẽ có một công việc mà mình thích, sẽ đi đến những nơi mình muốn đến…..Hay bạn có thể đặt cho mình những câu hỏi: Tại sao mình phải buồn chán, căng thẳng nhỉ? Buồn chán, căng thẳng có giải quyết được vấn đề hay không? Chúng ta trở nên như thế nào tùy thuộc vào suy nghĩ của chính mình, vì vậy hãy suy nghĩ tích cực lên.

Vận động, tập thể dục thường xuyên: Gần đây, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực của sự vận động, thường xuyên tập thể dục lên sức khỏe con người. Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện lưu thông khí huyết, hạ mỡ máu, tăng cường sức đề kháng…và đặc biệt tập thể dục thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất giúp giải tỏa stress. Tập thể dục giúp cho cơ thể giải phóng năng lượng, điều hòa hoạt động nội tiết giúp cải thiện cân bằng hóa học trong não bằng cachs làm gián đoạn việc xuất hiện ra những hormon stress như cortisol, adrenalin và làm gia tăng chất serotonin và dopamin tạo cảm giác lạc quan, phấn chấn.

Tham khảo:   Chiến lược ứng phó với stress

Nghe, hát những bài hát vui vẻ và xem những video hài hước: Âm nhạc sẽ giúp bạn giải tỏa những sự muộn phiền, những căng thẳng trong cuộc sống. Những bản nhạc du dương, những bài hát vui nhộn sẽ giúp xoa dịu căng thẳng, áp lực đang dồn nén trong đầu bạn. Hãy để bản thân được ru ngủ và thư giãn một chút trong những bản nhạc yêu thích, bạn sẽ thấy xoa dịu những căng thẳng và giúp bản thân được cân bằng.

Làm những gì mình thích: Một thực tế chứng minh rằng, thú vui khi được làm theo điều mình thích có thể giúp làm tiêu tan căng thẳng. Theo đuổi một sở thích sẽ cung cấp cho bạn năng lượng tích cực và bạn sẽ quên đi những suy nghĩ gây căng thẳng đầu óc. Thay vì bạn ngồi một chỗ, ủ rũ, buồn bã, bạn có thể xem phim, đi dạo, đọc sách, vẽ, rủ bạn bè đi ăn uống…Bạn hãy làm những gì bản thân mình thích nhé!

Trò chuyện, chia sẻ với một ai đó: Trò chuyện là một giải pháp vô cùng quan trọng giúp bạn giải tỏa được stressTại sao không chia sẻ chuyện của mình với bạn bè, người thân? Bạn có thể tìm một người bạn tin cậy để chia sẻ những chuyện buồn, thất vọng đó. Thứ nhất, nó giúp bạn san sẻ nỗi buồn, thất vọng, những căng thẳng, áp lực của bạn. Thứ hai, người đó có thể sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn. Nếu bạn không tìm được một ai đáng tin cậy thì bạn có thể chia sẻ bớt gánh nặng của mình cùng những trang nhật ký vì nhật ký chỉ biết lắng nghe mà không thể làm phiền bạn bằng những câu hỏi hay lời trách cứ.

Hít thở sâu và tập yoga: Những người tập yoga đều biết đến việc hít thở sâu đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Các bài tập về thở hoặc thậm chí chỉ hít thở sâu vài cái cũng giúp làm giảm căng thẳng và giải tỏa stress, giúp chúng ta bình tĩnh. Không chỉ vậy, theo nghiên cứu của Đại học Harvard, các bài tập thở đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cho một vài cơ quan trong cơ thể bị tổn thương do stress: làm giảm huyết áp, và thậm chí còn có thể thay đổi trạng thái của một số gien.

Tham khảo:   Bí Quyết Quản Lý Sự Căng Thẳng Trong Công Việc

Dừng tất cả công việc và nghỉ ngơi thư giãn vài ngày: Những người bị stress thường gặp phải căng thẳng, áp lực từ công việc. Bạn hãy tìm ra nguyên nhân để giải quyết triệt để những áp lực đó. Nếu vẫn không giải quyết được bạn nên dừng tất cả công việc và nghỉ ngơi thư giãn vài ngày, tạm rời xa công việc một thời gian để thư giãn, tránh mệt mỏi quá sẽ rơi vào bế tắc, trầm cảm.

 Khóa học KỸ NĂNG QUẢN LÝ CĂNG THẲNG – STRESS của Viện MasterSkills đảm bảo đem đến cho bạn một chất lượng đào tạo hiệu quả nhất.

Tham khảm chi tiết hơn tại : https://masterskills.org/Stress-management-skills-training.htm

—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈
 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
 Tel.(028) 22 194 047
 Email:info@masterskills.org

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền.

 

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc