Kỹ năng quản lý căng thẳng - Stress

Chiến lược ứng phó với stress

Chúng ta không thể né tránh được mọi thứ stress. Tuy vậy, có rất nhiều tác nhân gây stress mà ta có thể loại trừ bằng cách:

– Học nói “không”: ta cần biết rõ và luôn nhớ đến những giới hạn của mình, hãy học nói không với những gì không thuộc lĩnh vực hoặc mình không thể làm được.

– Tránh những người gây stress cho mình: nếu ai đó cứ gây stress cho ta thì hãy cắt đứt quan hệ hoặc tìm cách giữ khoảng cách và giới hạn thời gian gặp gỡ người đó.

– Kiểm soát môi trường sống: Đừng xem những tin tức hoặc loại phim ảnh nào gây hồi hộp, lo lắng cho bản thân. Nếu kẹt xe thường làm cho bạn stress thì hãy thay đổi lộ trình nào thoáng đãng hơn dù phải mất nhiều thời gian hơn.

– Tránh những đề tài gây bối rối: Nếu biết mình nhạy cảm với những đề tài khá nhạy cảm, bạn hãy loại chúng ra những cuộc thảo luận.

– Giảm dần danh sách những việc cần làm: Nếu có quá nhiều việc, hãy ngồi xuống và phân biệt đâu là “nên làm” và “phải làm”. Sau đó hãy xóa đi hoặc để những công việc không cần thiết vào cuối danh sách “những việc cần làm” của mình.

Điều chỉnh hay sửa đổi hoàn cảnh/tình huống

Nếu không thể tránh được thì hãy thay đổi tình huống gây stress. Hãy nghĩ ra những phương án ta có thể làm để thay đổi tình huống nếu lỡ nó xảy ra sau này. Thông thường, việc thay đổi cách giao tiếp và điều hành công việc sẽ giúp ta thay đổi hoàn cảnh:

Tham khảo:   10 Cách Kiềm Chế Cảm Xúc Và Kỹ Năng Làm Chủ Bản Thân

– Bày tỏ cảm xúc thay vì đè nén: Nếu việc gì đó hoặc ai đó làm bạn buồn bực, hãy nói ra với sự bình tĩnh và tôn trọng với người đó.

– Sẵn lòng dàn xếp mọi sự: Một khi bạn yêu cầu ai đó thay đổi hành vi thì chính bản thân bạn cũng sẵn lòng làm như vậy. Nếu cả hai người cùng nhượng bộ một chút thì cả hai sẽ có cơ hội tìm gặp một kết cục có hậu cho mọi tình huống gây stress.

– Hãy quyết đoán hơn: Nếu bạn bận rộn và ai đó làm phiền thì hãy cho người đó 5 phút thôi.

– Quản lý thời gian tốt hơn: Lên thời gian biểu cho từng công việc bạn phải làm trong ngày, trong tuần… để mình có thể nhớ và chủ động sắp xếp thời gian để giải quyết một cách hợp lý.

Thích nghi với các tác nhân gây stress

Nếu không thay đổi được tác nhân gây stress thì cần phải thay đổi chính mình:

– Điều chỉnh lại cách nhìn nhận vấn đề: Hãy cố gắng nhìn những hoàn cảnh/ tình huống gây stress ở một góc độ tích cực hơn. Thay vì nổi giận vì bị kẹt xe, bạn hãy xem đó như là cơ hội để tạm nghỉ, để nghe đài hay tận hưởng khoảnh khắc ở một mình.

– Điều chỉnh các tiêu chuẩn của bản thân: Cầu toàn là một trong những nguyên nhân chính gây ra những căng thẳng không thể tránh khỏi. Đừng đòi hỏi bản thân mình phải hoàn hảo nhưng hãy đưa ra những tiêu chuẩn hợp lý cho bản thân mình và người khác.

– Tập trung vào khía cạnh tích cực: Một khi stress làm cho bạn gục ngã thì hãy dành ít thời gian để nhìn lại tất cả những gì mình có được trong đời, những phẩm chất, những tài năng, thành công trước đây.

Tham khảo:   Những dấu hiệu cảnh báo căng thẳng quá mức

– Điều chỉnh thái độ: Nếu có những ý nghĩ tích cực, ta sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Hãy loại bỏ đi những loại từ như “luôn luôn”, “không bao giờ”,  “nên”, “phải”. Đây là những dấu hiệu của những ý nghĩ tự mình chuốc lấy thất bại.

Chấp nhận những gì không thay đổi được

– Có nhiều loại stress không thể tránh được: Bạn không thể ngăn ngừa hay thay đổi một số tác nhân gậy stress như cái chết của một người thân, bệnh nặng, đất nước suy thoái. Trong trường hợp như thế, cách tốt nhất để đương đầu với stress là chấp nhận những tác nhân này.

– Đừng cố kiểm soát những gì không kiểm soát được: Trên đời này có nhiều thứ ngoài tầm kiểm soát của bạn, đặc biệt là hành vi của người khác. Thay vì làm cho mình căng thẳng vì những thứ này, bạn hãy tập trung vào những gì kiểm soát được ví dụ như cách ta phản ứng với những vấn đề xảy ra.

– Hãy tìm kiếm mặt kia của vấn đề: khi đương đầu với những thách đố lớn trong cuộc sống, hãy cố gắng xem những thách đố này là cơ hội để bản thân mình phát triển hơn. Nếu những lựa chọn của ta góp phần tạo nên nghịch cảnh, hãy giành thời gian nhìn lại những chọn lựa này để rút ra bài học từ những sai lầm.

Tham khảo:   Học Cách Kiểm Soát Stress

– Chia sẻ cảm xúc: Bày tỏ với một người bạn đáng tin cậy hay gặp các thầy cô có uy tín hoặc nhà tham vấn chia sẻ những gì đang diễn ra sẽ làm cho lòng cảm thấy nhẹ nhõm.

– Học tha thứ: Hãy chấp nhận rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, có cái tốt lẫn cái xấu và hãy chấp nhận ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Xua đi cơn giận và hận thù, giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực bằng cách tha thứ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo