Kỹ năng quản lý căng thẳng - Stress

Dấu hiệu bạn đang bị stress

Nhiều khi chúng ta bận rộn với cuộc sống gia đình, công việc và các mối quan hệ mà không nhận ra rằng mình đang rơi vào trạng thái stress, cơ thể bạn bắt đầu lên tiếng về sự mệt mỏi, cảm xúc bạn bắt đầu chán chường, tâm trí và tư duy không thể tập trung được. Chúng ta hãy ý thức về đời sống tinh thần của mình hơn để nhanh chóng, kịp thời có các cách ứng phó với những căng thẳng đang tác động lên bạn. Bước nhận diện vấn đề là điều rất quan trọng, khi chúng ta nhận thức được mình đang như thế nào sẽ giúp chúng ta có cách điều khiển và thực hiện các hoạt động thư giãn để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.

1. Dấu hiệu cơ thể

Có lúc bạn bị stress nhưng bạn lại không nhận ra và cơ thể bạn bắt đầu lên tiếng, các cơ gân báo hiệu rằng chúng đang cảm thấy quá tải với sức chống chịu. Hãy lắng nghe cơ thể bạn lên tiếng, có những lúc bạn nghĩ rằng do thay đổi thời tiết, do cơ thể bạn ốm yếu mệt mỏi. Nhưng thực chất là có thể bạn đang stress mà bạn không nhận ra. Các dấu hiệu cơ thể như bạn có thể bị nhức mỏi cơ, đau lưng, mỏi vai, toàn thân nhức mỏi không muốn làm bất cứ điều gì khác, chỉ muốn được ngồi yên một chỗ. Đau nhức ở vùng thái dương, cảm giác thấy mỏi mắt.

Tham khảo:   Bạn stress không, xả stress với tôi?

Nếu bạn từng có chứng đau dạ dày bạn có thể sẽ nhận thấy dấu hiệu đau dạ dày trở lại, bởi vì những người stress thường có cảm giác rất rõ rệt trong cảm giác này, vì chứng đau dạ dày có kết nối mật thiết tới tâm lý của con người.

2. Giấc ngủ và ăn uống

Trong trường hợp có thể là bạn ăn quá nhiều, hoặc không ăn được gì, ngủ cũng vậy ngủ quá nhiều hoặc không thể ngủ được. Cụ thể như bạn ăn uống không còn cảm giác ngon miệng, nhiều khi chán ăn và không muốn ăn gì. Ngủ chập chờn, không sâu giấc, mất ngủ hoặc là chỉ muốn ngủ, ngủ quá nhiều hơn mọi ngày bình thường.

3. Khí sắc

Khí sắc trở nên trầm xuống, hoặc quá khích không kiểm soát được. Ánh mắt lờ đờ, gương mặt nhiều nét nặng nề không thể tươi vui được, không thể cười nói nổi. Người không còn sức sống.

4. Cảm xúc

Cảm xúc nhiều khi gây ra sự khó chịu cho mọi người xung quanh, trở nên hay cáu gắt, hay quát tháo to tiếng, không thể đủ sức kiên trì lắng nghe người khác, hoặc trở nên kích động không kiểm soát được những cơn nóng giận của mình. Bên cạnh đó cảm xúc có thể trầm xuống, trở nên buồn rầu, u uất.

Tham khảo:   10 Cách Kiềm Chế Cảm Xúc Và Kỹ Năng Làm Chủ Bản Thân

5. Giao tiếp, công việc

Không muốn hoặc không có nhu cầu giao tiếp, chỉ muốn ở một mình, trở nên thu mình, khép kín. Ngại khi phải gặp gỡ giao tiếp với mọi người xung quanh, mất toàn bộ các quan tâm hứng thú với mọi thứ xung quanh, chỉ muốn được ngồi yên một mình. Đối với công việc trễ nải, không còn động lực gì để cố gắng,  không thể hoàn thành được công việc được giao đúng thời hạn.

Khi bạn nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu như trên hãy nhanh chóng tìm phương pháp để ứng phó.

Bạn có thể cho mình những khoảng thời gian để thư giãn như tập thiền, tập yoga, hít thở sâu và ý thức về hơi thở của mình, thay đổi hoạt động, hoặc tìm kiếm thêm các hoạt động như tập luyện thể dục thể thao để giải phóng các năng lượng tiêu cực của bản thân.

Hãy lắng nghe cơ thể bạn và những dấu hiệu cảm xúc của mình để biết được ta đang cảm thấy thế nào cả về sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻ tinh thần để kịp thời có những chiến lược ứng phó các cơn stress đến với mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo