Quản lý hiệu suất nhân viên

Cross-Functional Team Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Nhóm Đa Chức Năng

Cross-functional là gì? Cross-functional team là gì? Nhóm đa chức năng là gì? Để hiểu hơn về thể loại nhóm này, mời bạn cùng Masterskills tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Cross-Functional team là gì?

Cross-functional được hiểu là việc kết hợp các chức năng với nhau.

Cross-functional team hay nhóm đa chức năng, là một nhóm làm việc gồm các thành viên có chuyên môn và kỹ năng đa dạng, đến từ các bộ phận hoặc chức vụ khác nhau trong tổ chức. Mục tiêu chính của một cross-functional team là hợp nhất, tận dụng sự hiểu biết từ nhiều khía cạnh khác nhau của các thành viên để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Theo đó, nhóm đa chức năng được hình thành để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc dự án lớn của tổ chức, v.v. Điều này đảm bảo sự đa dạng trong quá trình đưa ra quyết định và khuyến khích sự sáng tạo của các thành viên.

Cross-Functional team là gìCross-Functional team là gì
Cross-Functional team là gì?

Đặc điểm của cross – functional team có thể kể đến như:

  • Tạo môi trường để giao tiếp và tương tác hiệu quả giữa các thành viên
  • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách kỹ lưỡng
  • Giải quyết các xung đột một cách nhanh chóng và hiệu quả
  • Xây dựng mối quan hệ tích cực, và bền chặt giữa các thành viên
  • Giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, uyển chuyển
  • Tối ưu hóa chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau

2. Ưu điểm của Cross-functional team là gì?

2.1. Kích thích mục tiêu của tổ chức

Khi các bộ phận hoạt động riêng lẻ, họ thường quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu của riêng họ và thiếu góc nhìn về bức tranh tổng thể. Việc để kết hợp những người có mục tiêu dường như cạnh tranh với nhau, giúp đảm bảo các mục tiêu chung của tổ chức được nhận biết và nâng cao trong toàn dự án. 

2.2. Nâng cao hiệu quả công việc

Thay vì chuyển dự án đến một bộ phận trước khi chuyển đến bộ phận tiếp theo, nhóm đa chức năng sẽ giúp tăng hiệu quả hoàn thiện dự án. Bởi, khi làm việc với các thành viên đến từ các phòng ban khác nhau có thể giúp phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn kịp thời trước khi nó đi quá xa.

Tham khảo:   Thái Độ Làm Việc Là Gì? Tiêu Chí Đánh Giá Thái Độ Làm Việc Tích Cực

2.3. Thúc đẩy sự đổi mới

Như Masterskills vừa đề cập trong phần trên, các phòng ban thường tập trung vào việc định hình kỹ năng và đạt được mục tiêu của riêng mình, do đó, thiếu góc nhìn tổng quan về tổ chức. 

Khi đó, việc kết hợp các góc nhìn và kiến thức, nhóm đa chức năng sẽ giúp thúc đẩy sự đổi mới trong công việc. Nhóm có thể tìm thấy những giải pháp tổng thể đáp ứng nhu cầu của tổ chức, vì có thể nhìn ở nhiều khía cạnh ở các chức năng khác nhau.

3. Nhược điểm của Cross-functional team là gì?

Một số chuyên gia cảnh báo rằng, các nhóm đa chức năng có thể làm hạn chế sự phát triển nghề nghiệp của từng thành viên vì họ tập trung vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Để ngăn chặn tình trạng này, một số tổ chức đã đưa ra một số giới hạn cho các thành viên đến từ các phòng ban khác nhau nên luân chuyển vào và ra khỏi nhóm. 

Cross-functional team có thể hoạt động mà không có một mục đích rõ ràng. Khi tổ chức không có một chính sách, hệ thống lương thưởng thích đáng, các thành viên có thể rơi vào trạng thái bất mãn. 

Cross-functional teamCross-functional team
Những điểm lợi và hại của hình thức team “đa-zi-năng”.

4. Cách để tạo một Cross-functional team hiệu quả

4.1. Đảm bảo tính đa dạng của nhóm

Có thể nói sự đang dạng trong một nhóm đa chức năng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhóm phải được tập hợp từ các thành viên có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, tổ chức cũng có thể thành lập nhóm dựa trên độ tuổi, kinh nghiệm, giới tính, v.v, của nhân viên để nên sự đa dạng trong một nhóm.

Tham khảo:   Các Bước Xây Dựng Quy Trình Đánh Giá Nhân Viên Hiệu Quả

4.2. Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho nhóm

Để một nhóm có thể hoạt động hiệu quả, nhóm cần đặt ra mục tiêu và định hướng hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó, các thành viên trong nhóm cần hiểu được mối liên kết giữa họ với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

4.3. Lựa chọn đúng thành viên

Nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của nhóm, các thành viên cần được lựa chọn kỹ càng. Dựa vào kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của người lao động, nhà quản lý sẽ sắp xếp họ vào nhóm phù hợp. 

4.4. Gia tăng sự tương tác giữa các thành viên

Cross-functional team hoạt động hiệu quả khi các thành viên tìm được điểm chung trong cách làm việc với nhau. Do đó, nhà quản lý nên khuyến khích các thành viên tự do tương tác với nhau, sự ăn ý ban đầu được coi là nền tảng cho việc hợp tác về sau.

Các thành viên cùng nhóm nên có không gian riêng để cùng làm việc và tương tác. 

4.5. Tận dụng tiến bộ công nghệ

Sự phát triển của công nghệ giúp cho việc hợp tác và làm việc nhóm trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Do đó, để phát huy hiệu quả của nhóm đa chức năng, nhà quản lý nên tận dụng tối đa sự tiến bộ của công nghệ trong quá trình làm việc.

4.6. Tạo môi trường làm việc thân thiện

Mục tiêu chung của cross-functional team là hoàn thành hiệu quả các công việc được giao. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên điều này là một môi trường làm việc tích cực. Ở đó các thành viên có thể dễ dàng trao đổi, tương tác với nhau, cùng chung hướng đi là hoàn thành công việc.

Tham khảo:   Cách Xây Dựng Bảng Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng Của Nhân Viên

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về cross – functional team – nhóm đa chức năng mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cross-functional team là gì, và có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về thể loại nhóm hiệu quả này.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo