Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Hướng Dẫn Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Cho Sinh Viên

Làm thế nào để có một phần giới thiệu bản thân ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn dù mới chỉ là sinh viên? Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề này thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây, trong bài viết này, Masterskills sẽ hướng dẫn bạn một vài cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên.

4 bước tạo nên lời giới thiệu bản thân cho sinh viên khi phỏng vấn

“Bạn hãy cho chúng tôi biết thêm về bạn không?” Dù đây là một câu hỏi về bản thân bạn, tuy nhiên nhiều bạn lại bối rối trước câu hỏi này, và không biết cách trả lời sao cho hợp lý và hiệu quả. Trong phần dưới đây, Masterskills sẽ mách bạn 4 bước để tạo nên một phần giới thiệu bản thân ấn tượng.

Tại sao lại cần đảm bảo giới thiệu bản thân thật tốt?

Giới thiệu bản thân là một phần quan trọng trong một buổi phỏng vấn, đây là một cơ hội tuyệt vời để ứng viên có cơ hội chia sẻ, gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng.

Có lẽ với những bạn đã có nhiều kinh nghiệm tham gia phỏng vấn thì đây không phải là một phần quá thử thách nhưng với bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm đi làm hoặc phỏng vấn thì đây là một thử thách. 

Việc bạn có một phần giới thiệu cá nhân ấn tượng ngay khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội đậu phỏng vấn. Qua phần tự giới thiệu của bạn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào thái độ, sự tự tin, và tiềm năng của bạn. 

giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên
Phần giới thiệu bản thân trong phỏng vấn có thể đơn giản nhưng rất quan trọng.

Tạo 1 kịch bản vài ngày trước phỏng vấn

Để có một phần giới thiệu ấn tượng, Masterskills khuyên bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, một bản script giới thiệu bản thân là một gợi ý tuyệt vời. 

Kịch bản giới thiệu bản thân có thể bao gồm: thông tin của bạn, điểm mạnh/điểm yếu của bạn, điều đặc biệt về bạn (kinh nghiệm làm việc, thành tựu nổi bật).

Lưu ý rằng, phần giới thiệu bản thân chỉ nên giới hạn trong tối đa 1 phút, và tránh việc giới thiệu quá dài dòng. Mặc dù chuẩn bị kịch bản từ trước, nhưng trong quá trình phỏng vấn thực tế bạn nên giữ sự tự nhiên trong cách trả lời. 

Nói các nội dung quan trọng

Như Masterskills có đề cập trong phần trước đó, phần giới thiệu bản thân chỉ nên dài tối đa 1 phút. Do đó, để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bạn cần lựa chọn những nội dung quan trọng để chia sẻ.

Một vài phần thông tin không thể thiếu trong phần giới thiệu: 

  • Thông tin cơ bản về bản thân 
  • Trình độ học vấn
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
  • Kỹ năng nổi bật/thành tựu nổi bật
Tham khảo:   Top 10+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Thuật Toán Và Gợi Ý Cách Trả Lời

Tạo nên câu giới thiệu phù hợp với từng tổ chức

Để có một phần giới thiệu bản thân hiệu quả, bạn biết cách lồng ghép các yếu tố liên quan đến công việc/tổ chức vào câu trả lời. 

Chẳng hạn, bạn phỏng vấn vị trí nhân viên content creator, bạn có thể tạo một phần giới thiệu phá cách, và độc đáo nhưng vẫn đầy đủ thông tin, cũng như tính chuyên nghiệp. Bạn thấy đấy, vị trí công việc này đòi hỏi ứng viên có khả năng sáng tạo cao. Khi đó, dựa vào phần giới thiệu của bạn nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào yếu tố này.

Lưu ý cho sinh viên khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Tránh đọc nội dung sẵn có hoặc đọc thuộc lòng

Dù chuẩn bị kỹ lưỡng phần giới thiệu từ nhà, nhưng không có nghĩa bạn sẽ học thuộc và giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng như đang “trả bài”. Bạn cần hạn chế việc trả lời câu hỏi như đọc thuộc lòng. Thay vào đó, hãy giới thiệu bản thân một cách tự nhiên nhất có thể. 

cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên.

Nói trong vòng 1 phút

Bạn hãy cố gắng giới thiệu ngắn gọn về bản thân nhưng vẫn cần đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn trả lời như đọc rap nhé. Hãy lựa chọn những thông tin chính nhất để chia sẻ đến nhà tuyển dụng.

Sử dụng ngôn ngữ tự tin 

Trả lời câu hỏi một cách tự tin là cách giúp bạn gây ấn tượng hiệu quả với nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng sử dụng khả năng giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thông tin. Điều này không chỉ cho thấy sự tự tin, chuyên nghiệp của bạn mà còn khiến nhà tuyển dụng khó có thể “bắt bài” rằng bạn đang học thuộc điều gì đó. 

Đây là mẹo chung kể cả khi bạn phỏng vấn giới thiệu bản thân trong tiếng Trung, tiếng Hàn, hay bất cứ các ngôn ngữ nào khác.

Tạo sự kết nối với công ty hoặc tổ chức tuyển dụng

Biến cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Điều này sẽ giúp bạn tạo được sự gắn kết với doanh nghiệp, qua đó cho thấy bạn thực sự có mong muốn hợp tác với họ, cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp của bản thân.

Thực hành trước

Chuẩn bị trước script và thực hành trả lời phỏng vấn trước là điều mà bạn nên thực hiện khi là một fresher, thậm chí ngay cả khi bạn đã có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn có một buổi phỏng vấn suôn sẻ hơn.

Tham khảo:   40 Câu Hỏi Phỏng Vấn Tiếng Nhật Thường Gặp Và Cách Trả Lời

Bạn có thể luyện tập bằng cách nói trước gương, quay video cách bạn tiếp nhận câu hỏi và trả lời, tạo một buổi mock interview với người đã có kinh nghiệm, v.v.

Ví dụ một số cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên

Dưới đây là một vài gợi ý về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên chưa có kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo:

Phỏng vấn vị trí lập trình viên

“Em chào anh/chị ạ. Em rất vui khi hôm nay có cơ hội được gặp gỡ và trao đổi sâu hơn về công việc ….. Trước hết, em xin tự giới thiệu, em tên là Nguyễn Văn A, hiện tại em vừa tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Bách Khoa.

Em thành thạo các ngôn ngữ lập trình PHP, Java, C++, v.v. Em đã có 1 năm kinh nghiệm thực tập trong lĩnh vực tương đương và trong đó, ứng dụng do em phối hợp phát triển đạt hơn 200 nghìn lượt tải về. Về điểm mạnh, em là người có khả năng làm việc độc lập, tư duy giải quyết vấn đề tốt, khả năng chịu áp lực tốt và sẵn sàng đối mặt với thử thách.

Em nhận thấy vị trí này rất phù hợp với kinh nghiệm, cũng như kiến thức và kỹ năng của em, do đó, em rất mong có cơ hội được trở thành một mảnh ghép của công ty.”

Vị trí nhân viên marketing

“Em chào anh/chị ạ. Em cảm ơn anh chị đã dành thời gian cho buổi trao đổi ngày hôm nay ạ. Trước hết, em xin phép giới thiệu đôi chút về bản thân ạ. Em tên là Nguyễn Văn B, hiện em vừa tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông Marketing.

Là một người trẻ, em luôn mong muốn bản thân cơ hội phát triển và đóng góp các giá trị tích cực cho doanh nghiệp, xã hội. Hiện tại, em đã có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực truyền thông marketing, tổ chức sự kiện và branding.

Em nhận thấy vị trí nhân viên marketing rất phù hợp với bản thân và là cơ hội tuyệt vời để mình có thể đóng góp giá trị cho doanh nghiệp. Do đó, em rất mong có cơ hội hợp tác cùng anh/chị trong thời gian tới.”

Thực tập sinh kinh doanh

“Em chào anh/chị ạ. Em tên là Nguyễn Văn C. Em hiện đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành Quản trị kinh doanh. Em là một người yêu thích công việc kinh doanh và làm việc giữa con người với con người.

Trong thời gian sinh viên, em đã triển khai kinh doanh online nhỏ và doanh thu tháng cao nhất đạt xx triệu. Bản thân em yêu thích lĩnh vực F&B, đây cũng là một trong những lý do khiến em ứng tuyển công việc này. Em nhận thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để em nâng cao kiến thức, kỹ năng, cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh F&B. Do đó, em rất mong có cơ hội hợp tác cùng công ty trong thời gian tới.”

Lời kết

Tham khảo:   Hành Trang Ứng Tuyển Và Phỏng Vấn Ở Doanh Nghiệp Lớn

Trên đây là những chia sẻ về cách trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến những thông tin cần thiết và giúp bạn có một phần giới thiệu cá nhân ấn tượng. 

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo