Kỹ năng Xây dựng hình ảnh cá nhân, Tác phong làm việc chuyên nghiệp, Tư duy và thái độ tích cực, Xây dựng mối quan hệ nội bộ gắn kết, Xây dựng thương hiệu cá nhân

Chuyên nghiệp trong công việc là như thế nào?

Chuyên nghiệp là gì?

Chuyên nghiệp được xem là thước đó đánh giá năng lực hoàn thành công việc của mỗi người. Một người được xem là có tính chuyên nghiệp hay không, thường sẽ đánh giá qua sự thể hiện của họ trong công việc.

  • Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy phục vụ công việc

  • Phong cách làm việc chủ động, tận tâm, nghiêm túc

  • Tinh thần trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ

  • Chủ động giải quyết vấn đề phát sinh

  • Sẵn sàng hy sinh quyền lợi nhỏ của cá nhân để đạt được lợi ích lớn cho tổ chức…

Làm việc chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí và công sức. Chính vì vậy, yêu cầu chuyên nghiệp trong công việc đối với từng nhân sự là điều chắc chắn luôn được đặt ra trong thời đại ngày nay.

Làm việc chuyên nghiệpTầm quan trọng của chuyên nghiệp trong công việc

Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân sự làm việc chuyên nghiệp, khả năng nâng cao thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp trên thương trường là điều chắc chắn. Vậy đối với từng cá nhân người lao động, chuyên nghiệp trong công việc mang lại lợi ích gì cho họ?

  • Nâng cao hiệu suất công việc

Chuyên nghiệp có được là nhờ sự kết hợp giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Do vậy, người chuyên nghiệp luôn biết cách thiết lập quy trình làm việc hiệu quả nhất. Đảm bảo công việc không giẫm chân lên nhau, không bị quá thời hạn, không bị lộn xộn khi xử lý. Và như thế, hiệu quả hoàn thành công việc luôn luôn cao.

  • Hạn chế tối đa sai sót

Khối lượng công việc ngày càng nhiều, áp lực tăng cao, sự sai sót là điều không tránh khỏi. Nhưng ở người chuyên nghiệp, bạn biết cách tìm ra giải pháp để sửa chữa sai sót đó sớm nhất. Lỗi sai được khắc phục trước khi gây ra hậu quả, hoặc trước khi Sếp phát hiện. Như vậy, KPI của bạn vẫn không hề bị ảnh hưởng.

chuyên nghiệp trong công việc

  • Phát triển cơ hội thăng tiến

Hiệu suất làm việc, cũng như tác phong của nhân sự chuyên nghiệp luôn tác động mạnh đến sự đánh giá của quản lý. Cơ hội được đề bạt thăng tiến trong tầm tay. Nếu bạn ứng tuyển vị trí cao ở công ty khác thì những tố chất này cũng mang đến lợi thế cạnh tranh rất cao cho bạn.

Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua tình huống (ví dụ)

Nãy giờ quân sư khen tính chuyên nghiệp trong công việc nhiều quá mà chưa có ví dụ thực tế nào để minh chứng cả. Thì đây, một tình huống đã xảy ra tại phòng xuất nhập khẩu của công ty sản xuất tại Bình Dương mà quân sư TalentBold được biết đến.

Tham khảo:   Tác phong làm việc chuyên nghiệp cần có của công dân hiện đại

Trong quá trình xuất container sang Mỹ, một container hàng chắc chắn sẽ ra cảng trễ, khả năng không theo kịp tàu để đến nơi theo đúng thời gian ký kết là rất cao. Thiệt hại uy tín của công ty đã rõ ràng, ngoài ra còn cả việc hư hỏng hàng hóa và đền hợp đồng nữa. Tình huống quá gấp mà lúc này đã 08 giờ tối, quá giờ hành chính. May thay nhân viên chứng từ vẫn còn làm việc, và nhận được cuộc gọi hối thúc từ phía hãng tàu.

Ngay lập tức, nhân viên chứng từ liên hệ bộ phận thanh lý hải quan của công ty. Anh A – nhân viên thanh lý hải quan – được cử trực tiếp xuống cảng, phối hợp cùng nhân viên chứng từ đang thao tác tại văn phòng công ty.

làm việc chuyên nghiệpBằng kinh nghiệm và sự linh hoạt trong công việc:

  • Nhân viên chứng từ liên hệ tài xế để nắm bắt thời gian container sẽ đến cảng, sau đó báo cho nhân viên thanh lý hải quan.

  • Nhân viên chứng từ liên hệ hãng tàu để kéo dài tối đa thời gian cho phép hạ container

  • Nhân viên thanh lý hải quan liên hệ cảng vụ và bám sát khu vực cẩu container lên tàu.

Cả hai nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của lô hàng lần này đối với công ty nên quyết định sẵn sàng thức suốt đêm để giải quyết. Khi container vừa đến cảng, anh A ngay lập tức hướng dẫn di chuyển sát khu vực cầu cảng, phối hợp cùng bộ phận xếp dỡ, kịp thời đưa container còn lại lên boong tàu, vận chuyển đi. Mọi việc hoàn tất khi đã 02 giờ sáng hôm sau.

Dù rất mệt, và trải qua giai đoạn hồi hộp cực độ nhưng cả hai nhân viên đều thở phào nhẹ nhõm. Sự nỗ lực của họ rất đáng trân trọng, họ đã hy sinh thời gian, hy sinh cuộc sống riêng tư, trong lúc mọi người ngon giấc thì họ vẫn miệt mài nỗ lực, tránh tổn thất cho công ty. Thành tích này được ghi nhận ngay lập tức vào hệ thống KPI thưởng cuối năm, cùng email khen ngợi của giám đốc công ty.

Rèn luyện tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp là cần thiết, là quan trọng, nhưng không phải ai ai cũng có. Tất cả đều cần sự rèn luyện bền bĩ theo năm tháng. Và đây là cách rèn luyện tính chuyên nghiệp trong công việc được đánh giá khả thi cho mọi đối tượng nhân sự:

  • Luôn lập kế hoạch khi làm việc

Nhiều việc thì lập kế hoạch ra giấy, ít việc thì lập kế hoạch trong đầu. Quan trọng là nhờ có kế hoạch,bạn biết việc gì nên làm trước, việc gì làm sau, cũng như chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc.

Tham khảo:   Tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên

chuyên nghiệp trong công việc

  • Đề cao tinh thần trách nhiệm

Thiệt hại công ty sẽ phải gánh chịu, nhưng bạn sẽ liên đới trách nhiệm, sẽ ảnh hưởng thương hiệu làm việc cá nhân của bạn. Tệ hơn có thể chấm dứt sự hợp tác giữa bạn và công ty nếu thiếu tinh thần trách nhiệm.

Mỗi việc có vai trò khác nhau, nhưng dù bạn là nhân viên mới vào làm, hay quản lý cấp cao thì tinh thần trách nhiệm với những nhiệm vụ mình được giao phó đều quan trọng cả.

  • Tập trung tuyệt đối khi làm việc

Chất lượng công việc ngày càng được kỳ vọng cao hơn. Trong khi xung quanh có quá nhiều điều khiến bạn dễ phân tâm, như youtube, facebook, hẹn hò café… Khi bước chân vào công việc, hãy gác tất cả thú vui giải trí lại, ưu tiên của bạn giờ là công việc, đó là “cần câu cơm”, là cơ sở giúp bạn có tài chính chi tiêu trong cuộc sống, tuyệt đối không được lơ là.

  • Không ngừng học hỏi,nâng cao chuyên môn

Hiểu chuyên môn, mới biết mình nên làm gì, làm khi nào, làm ra sao để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Và đây chính là một trong những khía cạnh quan trọng mang đến năng lực “chuyên nghiệp” cho bạn. Không có kiến thức thì dù bạn nhiệt tình, năng nổ thế nào thì những gì bạn thể hiện cũng không giúp nâng cao chất lượng công việc. Vì vậy, hãy không ngừng học hỏi từ sách vở, đồng nghiệp, và cả thực tế công việc nữa.

  • Giao tiếp tốt, phối hợp với đội ngũ hiệu quả

“Một cây làm chẳng nên non”, phần việc mà bạn đảm nhận cũng chỉ là một mắt xích nhỏ trong chuỗi công việc mà thôi. Đôi khi, mắt xích của bạn còn cần nguồn hỗ trợ từ các bước công việc của đồng nghiệp khác thì mới có thể hoàn thành. Do đó, nâng cao kỹ năng giao tiếp, tạo mối quan hệ công việc tốt với mọi người chính là đang giúp bản thân nâng cao hiệu quả công việc mỗi ngày.

  • Dành thời gian cho những hoạt động thư giãn, giải trí

Lúc nào cũng chăm chăm công việc, lúc nào cũng cô lập bản thân trong xấp tài liệu được giao… không phải là cách giúp bạn trở nên chuyên nghiệp đâu, mà chỉ khiến bạn mãi theo lối mòn mà thôi.

Tham khảo:   Làm Sao Để Xây Dựng Mối Quan Hệ Lâu Dài Trong Công Việc?

Dành cho bản thân khoảng thời gian nghỉ ngơi, giao lưu cùng bạn bè, đồng nghiệp để học cái hay từ mỗi người. Đồng thời, cũng là dành thời gian để bạn chiêm nghiệm lại cách thức làm việc của mình liệu đã tốt chưa, cần khắc phục điểm nào để trở nên chuyên nghiệp hơn. Sống chậm một ngày, đôi khi lại giúp bạn đi nhanh vun vút trên con đường sự nghiệp của cả một đời.

Sự chuyên nghiệp của từng thành viên tạo nên những mắt xích chắc chắn trong công việc, tạo thành một tập thể làm việc hiệu quả với sự chủ động và nỗ lực cao nhất. Đây là điều mà bất cứ tổ chức kinh doanh nào cũng hướng đến. Vì vậy, thông qua những chia sẻ hôm nay, quân sư TalentBold mong muốn tất cả các bạn ứng viên một khi đã hòa nhập vào tổ chức, đều cần nhanh chóng học hỏi, tiếp cận quy trình để nâng cao sự chuyên nghiệp trong công việc. Điều này vừa tốt cho công việc hiện tại, vừa tốt cho tương lai phát triển sự nghiệp của chính bạn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo