Trải nghiệm khách hàng

Nắm bắt thói quen mua sắm của gen Z – khách hàng chủ lực trong tương lai gần

Thế hệ Z bao gồm những người sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012. Đây là một tệp khách hàng có sức mua lớn hiện tại và sẽ trở thành tệp khách chủ chốt của phần lớn doanh nghiệp trong tương lai gần. Do đó, tìm hiểu về thói quen mua sắm của gen Z là điều tất yếu giúp doanh nghiệp đi theo làn sóng thị trường.

Tổng quan về người tiêu dùng thuộc thế hệ gen Z

Theo Businessdit, 73% số gen Z được hỏi nói rằng họ thường xuyên mua sắm trực tuyến và 60% trong số họ mua sắm ít nhất một lần một tuần. 

Gen Z sẽ chiếm 40% tổng số người tiêu dùng vào năm (theo MNI Targeted Media). Khi thế hệ Z bắt đầu gia nhập lực lượng lao động, họ nhanh chóng trở thành một lực lượng tiêu dùng mạnh mẽ. Các thành viên của Thế hệ Z có khả năng chi tiêu ước tính lên đến 360 tỷ USD (theo nghiên cứu của Gen Z Planet).

Vì vậy, các doanh nghiệp cần sẵn sàng thích ứng với nhu cầu và sở thích riêng gen Z vì họ đã, đang hoặc sẽ trở thành tệp khách hàng tiềm năng của mọi doanh nghiệp trong tương lai gần.

Nắm bắt những thói quen mua sắm của gen Z - khách hàng chủ lực trong tương lai gần

Nắm bắt những thói quen mua sắm của gen Z – khách hàng chủ lực trong tương lai gần

Các thói quen mua sắm của gen Z

Dưới đây là một số thói quen mua sắm của gen Z:

Đọc đánh giá sản phẩm

Thế hệ Z thường xuyên tìm kiếm thông tin sản phẩm trực tuyến trước khi quyết định mua sắm. Theo Business Dit, gen Z tìm thấy cảm hứng và thông tin mua hàng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: mạng xã hội (47%) và trang web mua sắm (51%).

Thói quen của gen Z là đọc đánh giá, xem video đánh giá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội và tham gia các diễn đàn để có ý kiến từ người dùng khác để đảm bảo sự chắc chắn và đáng tin cậy của sản phẩm. Những nội dung này được gọi chung là bằng chứng xã hội (social proof).

Lời khuyên: Doanh nghiệp cần tạo và quản lý đánh giá trực tuyến. Khuyến khích khách hàng chia sẻ đánh giá về sản phẩm trên trang web của doanh nghiệp và các nền tảng thương mại điện tử. Đảm bảo rằng quy trình đánh giá dễ dàng và thuận tiện.

Săn mã giảm giá

Thói quen “săn mã giảm giá” của gen Z đề cập đến việc họ tích cực tìm kiếm và sử dụng các mã giảm giá, ưu đãi, hoặc các chương trình khuyến mãi khi mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Người mua sắm thuộc thế hệ Z có nhiều khả năng tận dụng các đợt giảm giá hơn so với những người mua sắm lớn tuổi. Có đến 3/4 gen Z cho biết họ luôn tìm kiếm phiếu giảm giá hoặc mã khuyến mãi trước khi mua hàng (Businessdit).

Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tận dụng thói quen mua sắm của gen Z để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và cung cấp những ưu đãi hấp dẫn để thu hút và giữ chân khách hàng thuộc thế hệ Z:

  • Ưu đãi đặc biệt dành riêng cho Gen Z: Theo nghiên cứu của Onbe, 80% gen Z và Millennial cho biết các chương trình khuyến mãi đặc biệt khiến họ trung thành hơn với thương hiệu.
  • Theo dõi và đăng ký tham gia các chương trình sale và hoàn tiền mà sàn TMĐT cung cấp. Thông thường, các sàn TMĐT sẽ thông báo về các chương trình khuyến mãi và đặc quyền cho người bán trên trang web hoặc qua email. Các sự kiện lớn của các sàn TMĐT như sale ngày đôi, sale giữa tháng,… và chương trình đặc biệt khác ngoài các chương trình sale chính thức như Black Friday,… Hãy tham gia những sự kiện này để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Săn mã giảm giá - một thói quen mua sắm của gen Z

Săn mã giảm giá – một thói quen mua sắm của gen Z

Ưu tiên sản phẩm thân thiện với môi trường

Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường là một xu hướng mua sắm của giới trẻ hiện nay. Theo báo cáo của Firstinsight, 62% người mua sắm thuộc thế hệ Z thích mua hàng từ các thương hiệu bền vững và 73% trong số họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm bền vững. 

Tham khảo:   Tự Xây Dựng Hay Thuê Dịch Vụ Tổng Đài Ảo: Lựa Chọn Nào Tốt Cho Doanh Nghiệp? 

Các doanh nghiệp có thể tham khảo các chiến lược sau để tiếp cận đúng tệp khách hàng Gen Z:

  • Chứng nhận và minh bạch về sản xuất bền vững: Đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí bền vững và có các chứng nhận liên quan như “organic,” “fair trade,” hoặc “eco-friendly.” Cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm để tạo lòng tin từ phía khách hàng.
  • Nâng cao ý thức về môi trường: Hợp tác với tổ chức bảo vệ môi trường để thúc đẩy các chiến dịch xã hội và giáo dục. Sử dụng chiến dịch quảng cáo và nội dung trực tuyến để tăng cường ý thức về vấn đề môi trường và lợi ích của việc ủng hộ sản phẩm thân thiện với môi trường. 
  • Thực hiện chính sách tái chế và tái sử dụng: Tạo chính sách tái chế hoặc tái sử dụng sản phẩm để thúc đẩy mô hình tiêu thụ bền vững. Sản phẩm của thương hiệu có thể sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc có khả năng tái chế, giúp giảm lượng rác thải và sử dụng lại tài nguyên tự nhiên.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Các sản phẩm nên tuân thủ các tiêu chuẩn và chứng chỉ nhất định, ví dụ như hệ thống chứng nhận ISO về môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe người dùng và không tạo ra chất ô nhiễm độc hại.

Ưu tiên thiết bị di động

Theo Repota , các kênh mua sắm đang nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng bao gồm trang web thương mại điện tử với tỷ lệ 78%, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… 42% và ứng dụng mua sắm trên điện thoại di động 47%. Đặc biệt, tỷ lệ mua sắm qua điện thoại đã tăng từ 31% lên 47% chỉ trong 1 năm (từ – 2021). 

Vì vậy, mua sắm trên các ứng dụng di động là xu hướng tiêu dùng của gen Z. Để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu trong nhóm này, thương hiệu cần tạo ra các chiến lược ưu tiên thiết bị di động như:

  • Tối ưu ứng dụng di động: Đảm bảo trang web và ứng dụng di động được tối ưu hóa để hiển thị đẹp mắt và dễ sử dụng trên các thiết bị di động. Cải thiện trang web để tải nhanh trên kết nối di động và đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà.
  • Quảng cáo trên nền tảng xã hội di động: Sử dụng quảng cáo trên các nền tảng xã hội như Instagram, TikTok, Facebook,… để tiếp cận Gen Z vì họ thường xuyên truy cập và tương tác với nền tảng này qua điện thoại di động. Tạo nội dung hấp dẫn và tương tác để thu hút sự chú ý từ người dùng di động.
  • Tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử: Hợp tác với các ứng dụng xã hội và đăng tải sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử để tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực và thuận tiện cho người dùng di động. 
Tham khảo:   Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng – “Chìa Khóa” Thiết Lập Mối Quan Hệ Tốt

Tin tưởng người có ảnh hưởng

Gen Z thường xuyên tin tưởng và chịu ảnh hưởng từ người nổi tiếng trên mạng xã hội (influencers) khi họ đưa ra quyết định mua sắm. Đây cũng là lý do tại sao influencer marketing phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây.

Theo The Fintech Time, 57% gen Z đã mua hàng trên Instagram dựa trên đề xuất của người có tầm ảnh hưởng. Các influencers có thể là những người nổi tiếng, họ chia sẻ ý kiến, đánh giá sản phẩm, làm các đoạn video hướng dẫn sử dụng sản phẩm… 

Kết hợp với influencers uy tín giúp thương hiệu tiếp cận và tạo được niềm tin với thế hệ Z

Kết hợp với influencers uy tín giúp thương hiệu tiếp cận và tạo được niềm tin với thế hệ Z

Vì vậy, doanh nghiệp có thể kết nối với influencers để tiếp cận tệp khách hàng gen Z mong muốn:

  • Hợp tác với influencers: Tìm kiếm và hợp tác với influencers nổi tiếng trong lĩnh vực của thương hiệu hoặc có sự ảnh hưởng đối với đa số Gen Z. Yêu cầu họ tạo nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ và chia sẻ trải nghiệm tích cực với cộng đồng của họ.
  • Tạo mã giảm giá và ưu đãi đặc biệt khi hợp tác với influencers để kích cầu mua sắm từ những người theo dõi influencer đó. 
  • Tạo sự tương tác và tham gia từ cộng đồng: Khuyến khích influencers tạo ra tương tác với cộng đồng của họ bằng cách đặt câu hỏi, tổ chức thách thức, minigame, các cuộc thi,… doanh nghiệp có thể sử dụng nội dung tương tác này để tạo ra sự quan tâm và tương tác đa chiều với khách hàng.

Thanh toán online

Theo Insiderintelligence, tỷ lệ gen Z sử dụng ứng dụng thanh toán di động để thanh toán dự kiến ​​sẽ tăng từ 5% lên 19% trong tương lai. Dưới đây là một số yếu tố trải nghiệm thanh toán online mà thế hệ Z đánh giá cao:

  • Thanh toán nhanh chóng và đơn giản: Thế hệ Z thích trải nghiệm thanh toán nhanh chóng và đơn giản mà không phải làm nhiều bước phức tạp. Ví dụ: Tích hợp tính năng lưu thông tin thanh toán để giảm thời gian và công sức của người dùng.
  • Liên kết với ngân hàng và ví điện tử: Kết nối trực tiếp với ngân hàng hoặc ví điện tử giúp tăng cường tính an toàn và tiện ích cho người dùng. Ví dụ: Cung cấp khả năng liên kết tài khoản ngân hàng với ứng dụng thanh toán, giúp người dùng kiểm soát tài chính một cách hiệu quả.
  • Sử dụng công nghệ tiên tiến: Thế hệ Z sinh ra trong thời đại công nghệ phát triển. Vì vậy, họ yêu cầu và mong muốn có những trải nghiệm thanh toán mượt mà, không gặp lỗi kỹ thuật. Ví dụ: Tích hợp tính năng thanh toán nhận diện vân tay, nhận diện khuôn mặt hoặc cảm biến vân tay trên điện thoại di động để xác thực giao dịch.
  • Thông báo và cập nhật thời gian thực: Cung cấp thông báo và cập nhật người dùng về tình trạng thanh toán và giao dịch ngay lập tức. Ví dụ: Gửi thông báo qua ứng dụng di động khi thanh toán thành công hoặc khi gặp vấn đề cần giải quyết.

Mua sắm theo xu hướng nhiều hơn là mua vì cần thiết

Một đặc điểm quan trọng và thú vị trong hành vi mua sắm của gen Z là họ thường mua theo xu hướng hơn là mua theo nhu cầu thực tế. Điều này phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ mạng xã hội và các nguồn truyền thông kỹ thuật số khác, nơi xu hướng mới, sản phẩm mới, ý kiến của influencers có thể lan truyền nhanh chóng và tạo nên một làn sóng mua sắm. 

Tham khảo:   Lựa chọn CRM hay tiếp thị tự động cho hoạt động kinh doanh?

Doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược sau để nhanh chóng bắt kịp xu hướng, tiếp cận tệp khách hàng gen Z:

  • Theo dõi và hiểu rõ xu hướng mạng xã hội: Gen Z thường xuyên theo dõi và tham gia vào các xu hướng trên mạng xã hội. Sự xuất hiện của một sản phẩm trên mạng xã hội có thể tạo ra một làn sóng mua sắm. Gen Z thường xuyên mua sắm để tham gia các xu hướng thời trang, làm đẹp, và văn hóa.. nhằm bắt kịp cộng đồng và theo đuổi sự nổi tiếng. Do đó, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật thông tin và đánh giá về các xu hướng để tạo nội dung phân phối phù hợp trên các nền tảng này.
Mua sắm theo xu hướng nhiều hơn là mua vì cần thiết - thói quen mua sắm của gen Z

Mua sắm theo xu hướng nhiều hơn là mua vì cần thiết – thói quen mua sắm của gen Z

  • Tạo ra sản phẩm và chiến dịch tiếp thị linh hoạt: Đào tạo đội ngũ phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ để nhanh chóng thích ứng với xu hướng mới. Chiến dịch tiếp thị cũng nên linh hoạt và có thể điều chỉnh dựa trên sự thay đổi của các xu hướng mạng xã hội.
  • Hợp tác với người có tầm ảnh hưởng: Thế hệ Z thường xuyên theo dõi các influencers và người nổi tiếng trên mạng xã hội để cập nhật xu hướng mới và sản phẩm hot. Họ có xu hướng mua sắm những sản phẩm nổi tiếng và phổ biến để thể hiện sự hiện đại và đúng mốt. Hợp tác với các người nổi tiếng, có ảnh hưởng, có uy tín trên mạng xã hội có thể giúp bạn tạo ra hoặc bắt kịp xu hướng, nhanh chóng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. 

Việc nắm bắt và hiểu rõ những thói quen mua sắm của gen z không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn đặt cơ sở cho một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Đối diện Gen Z, doanh nghiệp cần linh hoạt, tích cực và tương tác đa chiều. Những doanh nghiệp nắm bắt được tinh thần này sẽ có cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ vững chắc và lâu dài với khách hàng Gen Z – nhóm người tiêu dùng chủ chốt trong tương lai.

Xem thêm:

5 cách sáng tạo trải nghiệm cho Gen Z – khách hàng chủ lực của tương lai

 
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo