08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

7 Cách để giảm phát thải trong hoạt động logistics

Tham gia nền kinh tế tuần hoàn, giải quyết thách thức giao hàng chặng cuối,… là các giải pháp giảm phát thải trong hoạt động logistics, theo Forbes.

Trên thực tế, phần lớn lượng khí thải từ chuỗi cung ứng đến từ hoạt động logistics. Logistics đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng – vận chuyển nguyên liệu thô, sắp xếp hàng tồn kho để vận hành sản xuất đồng thời chuyển hàng hóa thành phẩm đến các trung tâm phân phối, cửa hàng bán lẻ hoặc khách hàng.

Logistics xanh đang là xu hướng trong tương lai. Ảnh: Forbes

Logistics xanh đang là xu hướng trong tương lai. Ảnh: Forbes

So với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển, vận tải đường bộ tạo ra lượng phát thải lớn. Hơn một nửa lượng khí thải trong chuỗi cung ứng ngày nay đến từ khí thải của xe chở hàng.

Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ được dự báo trên toàn cầu, đặc biệt ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, lượng khí thải hậu cần được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Dưới đây là một số cách giảm phát thải trong hoạt động logistics theo nghiên cứu của Forbes.

Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu từ hoạt động logistic giúp đo được mức khí nhà kính và xác định nguồn phát thải. Từ dữ liệu thu thập, doanh nghiệp có thể chia sẻ dữ liệu liệu với các bên liên quan và đưa ra các hành động cụ thể trong việc giảm phát thải.

Kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng

Tham khảo:   6 Xu hướng công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực logistics thời 4.0

Thách thức trong quá trình giảm thiếu khí CO2 làm tăng nhu cầu trao đổi dữ liệu về carbon giữa các công ty. Tính minh bạch và khả năng cộng tác mạnh mẽ giúp các công ty logistics trong chuỗi cung ứng dễ dàng kết nối. Các doanh nghiệp thành công trong việc giảm phát thải sử dụng mạng lưới kết nối với nhiều đối tác để hợp tác và chia sẻ dữ liệu.

Nâng cao năng lực quản lý

Theo chuyên gia, việc tối đa hóa khả năng sử dụng của các phương tiện giao hàng là chìa khóa để tăng hiệu quả kinh doanh và giảm lượng khí thải. Cần tối ưu hóa khả năng chuyên chở của phương tiện giao hàng, tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng lập kế hoạch cho tuyến đường. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics đứng trước thách thức trong việc sử dụng công nghệ AI, máy học để tạo ra các thuật toán nhằm tối ưu hóa các tuyến đường và giảm lượng khí thải carbon.

Giải quyết thử thách giao hàng chặng cuối

Nhu cầu về số lượng giao hàng nhỏ, số lượng đơn đặt hàng ít và địa điểm giao hàng phân tán là thách thức trong việc đảm bảo hoạt động logistics hiệu quả và giảm phát thải. Do đó, sử dụng thông tin chi tiết từ việc thu thập dữ liệu tương ứng với thời gian thực giúp doanh nghiệp nâng cao việc hợp tác và mở rộng mạng lưới nhằm tối ưu hóa các tuyến đường và giải quyết các thách thức với giao hàng chặng cuối.

Tham khảo:   CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ HẬU CẦN (LOGISTICS)

Theo dõi hành trình sản phẩm

Khách hàng và các bên liên quan đều muốn biết về hành trình của sản phẩm. Họ yêu cầu chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc và tính bền vững trong sản xuất. Điều này khiến doanh nghiệp phải duy trì một hồ sơ theo dõi tính bền vững cho hàng hóa với sự minh bạch cao đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc rõ ràng và giám sát đầu ra từ nguyên liệu thô đến thành phẩm.

Xây dựng quy trình giảm khí thải

Giảm thiểu lượng khí thải carbon là chiến lược dài hạn không chỉ của các công ty, quốc gia mà còn của cộng đồng quốc tế. Các tổ chức nhận ra nhu cầu trong việc sử dụng các nền tảng hiện đại hóa dựa trên điện toán đám mây để quản lý chuỗi cung ứng. Các nền tảng như vậy giúp các hoạt động trong chuỗi cung ứng tuân thủ các quy định về khí thải và tự động thay đổi khi các quy định về phát thải điều chỉnh. Do đó, sự nhạy bén trong việc thích ứng là chìa khóa để giảm lượng khí thải trong hoạt động logistics.

Tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn

Theo các chuyên gia, tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn là việc tìm kiếm cơ hội tái sử dụng tài nguyên trong suốt quá trình sản xuất. Doanh nghiệp có thể tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn bằng việc tái chế bao bì. Các vật liệu đóng gói có thể trả lại và tái sử dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chất thải. Ngoài ra, quá trình trả lại hàng cũng có thể tối ưu hóa việc tái sử dụng và lợi nhuận bằng cách sắp xếp khoa học quy trình trả lại sản phẩm từ khách hàng.

Tham khảo:   Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của hàng hóa

Bền vững chỉ có thể đạt được khi có thể tăng hiệu quả kinh doanh và làm giảm chi phí. Theo các chuyên gia, tính bền vững của môi trường cũng giống như tính bền vững của doanh nghiệp. Việc xây dựng tính minh bạch trong kinh doanh sẽ sẽ giúp công ty quản lý rủi ro tốt hơn đồng thời thiết lập lòng tin của khách hàng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo