Trải nghiệm khách hàng

Cá nhân hóa nội dung là gì? Lợi ích và các case study điển hình

Cá nhân hóa nội dung đã trở thành một trong những yếu tố chính để nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực marketing. Theo số liệu thống kê của Semrush, 76% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn nếu nội dung được cá nhân hóa. Các con số này đã chứng minh rõ ràng về tầm quan trọng không thể thiếu của cá nhân hóa nội dung trong việc tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Cá nhân hóa nội dung là gì?

Cá nhân hóa nội dung là quá trình sử dụng dữ liệu để tạo và chia sẻ nội dung được nhắm mục tiêu đến các đối tượng hoặc cá nhân cụ thể.

Cá nhân hóa nội dung là gì?

Cá nhân hóa nội dung là gì?

Các phương tiện để cá nhân hóa nội dung bao gồm việc sử dụng tên người dùng, cung cấp sản phẩm được đề xuất dựa trên lịch sử mua sắm, tạo nội dung đa dạng,… để phù hợp với sở thích riêng của người tiêu dùng. Điều này giúp tăng cường tương tác, tạo sự liên kết sâu hơn và thúc đẩy hành động của người tiêu dùng.

Lợi ích cá nhân hóa nội dung

Cá nhân hóa nội dung mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp các đề xuất sản phẩm, nội dung được cá nhân hóa. Điều này có thể giúp khách hàng khám phá những sản phẩm mới mà họ có thể quan tâm. Theo báo cáo của Accenture, 91% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua sắm với những thương hiệu cung cấp các ưu đãi và đề xuất phù hợp với họ.
Cá nhân hóa nội dung giúp các doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Cá nhân hóa nội dung giúp các doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi

  • Giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành: Chương trình cá nhân hóa có thể giúp giữ chân khách hàng có giá trị và thúc đẩy hoạt động khách hàng mua lại. Báo cáo của Deloitte cho thấy 75% người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua hàng khác sau khi thương hiệu triển khai chương trình khách hàng thân thiết được cá nhân hóa.
  • Tăng độ hài lòng: Theo báo cáo của BRP, 64% người tiêu dùng hài lòng khi các nhà bán lẻ lưu lịch sử mua hàng và sở thích của họ để cung cấp cho họ nhiều tính năng cá nhân hóa hơn.
  • Nâng cao hiệu quả quảng cáo: Việc cá nhân hóa có thể tăng hiệu quả chi tiêu tiếp thị lên tới 30% và giảm chi phí thu hút khách hàng tới 50% (Adweek).
Tham khảo:   Khách hàng không thích Tổng đài – nguyên nhân và giải pháp

Xem thêm: 

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng – Yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp

Những ví dụ cá nhân hóa nội dung thành công

Những doanh nghiệp dưới đây đã áp dụng cá nhân hóa để tăng cường tương tác và tạo mối liên kết sâu hơn với khách hàng của họ:

Muji

Thương hiệu Muji đã triển khai các chiến lược tiếp thị được cá nhân hóa theo thời gian thực bằng cách tích hợp dữ liệu từ ứng dụng di động, trang web và cửa hàng của họ. Họ đã phân tích các hành vi trực tuyến và ngoại tuyến của người tiêu dùng để hiểu sở thích và mức độ tương tác của từng cá nhân. Sau đó, Muji phát hành mã giảm giá được cá nhân hóa dựa trên lịch sử tìm kiếm của khách hàng. Điều này đã giúp Muji đã tăng thời gian khách hàng dừng tại cửa hàng và tăng doanh số lên 46%.

Muji đã ứng dụng cá nhân hóa nội dung thành công, doanh số tăng đến 46%

Muji đã ứng dụng cá nhân hóa nội dung thành công, doanh số tăng đến 46%

Itaú

Ngân hàng Itaú đã triển khai chiến lược phân phối nội dung cá nhân hóa trên trang web của họ bằng cách tận dụng cookie ẩn danh để lưu trữ thông tin về lịch sử điều hướng của khách hàng, cho phép họ hiểu được sở thích và mối quan tâm của khách hàng. Dựa trên dữ liệu này, Itaú đã tùy chỉnh nội dung cá nhân hóa ở màn hình đầu tiên trên trang chủ của họ để giới thiệu các ưu đãi sản phẩm được cá nhân hóa cho từng người dùng. Cách tiếp cận này giúp tỷ lệ nhấp chuột vào  trang chủ tăng 54%.

Iloom

Thương hiệu nội thất Hàn Quốc Iloom đã tăng doanh số bán hàng lên 200% thông qua việc giới thiệu dòng sản phẩm nội thất dành cho thú cưng. Các sản phẩm nội thất này đều được cá nhân hóa dựa trên đặc điểm hành vi của vật nuôi và sở thích của người chủ nuôi chúng.

Tham khảo:   Khách hàng cần gì từ Digital Marketing?

Tastry

Tastry, một công ty hợp tác với các nhà máy rượu vang sử dụng tính năng cá nhân hóa để cung cấp cho khách hàng những đề xuất sản phẩm rượu vang dành riêng cho từng cá nhân. Thông qua một bài kiểm tra ngắn, hệ thống AI của TastryAI sẽ phân tích sở thích của khách hàng và điều chỉnh toàn bộ danh mục bán lẻ cho phù hợp với khách hàng. Bằng cách liên tục tinh chỉnh các đề xuất dựa trên phản hồi từ khách truy cập trang web, Tastry đảm bảo quá trình lựa chọn rượu được cá nhân hóa, giúp doanh nghiệp giảm 20% khả năng khách hàng mua hàng của đối thủ cạnh tranh.

Clean & Clear

Chatbot của Clean & Clear đã thành công thu hút được 30.000 lượt tương tác của người dùng bằng quy trình chăm sóc da được cá nhân hóa. Clean & Clear hỏi khách hàng những câu hỏi cụ thể về loại da, vấn đề và nhóm tuổi; thu thập thông tin có giá trị để đưa ra đề xuất dành riêng cho từng cá nhân.

Khách hàng có thể chọn các vấn đề cụ thể về da của mình, chẳng hạn như nổi mụn, nhờn hoặc khô và chatbot ngay lập tức cung cấp những lời khuyên và giải pháp hữu ích để giải quyết những vấn đề đó, đồng thời đề xuất các sản phẩm Clean & Clear phù hợp nhất.

Amika

Amika là thương hiệu chăm sóc tóc chuyên nghiệp. Amika đã kết hợp với Automat tạo ra cố vấn tóc AI tên là Ace, Ace sẽ tham gia trò chuyện với khách hàng, đặt những câu hỏi phù hợp cũng như đưa ra lời khuyên và đề xuất được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách truy cập. Cuộc trò chuyện được cá nhân hóa này mang lại tỷ lệ hài lòng đến 90%. 

Ngoài ra, Amika còn triển khai cá nhân hóa trang web theo thời gian thực dựa trên thông tin khách hàng chia sẻ trong các cuộc trò chuyện. Trang web tự động làm nổi bật các sản phẩm phù hợp với sở thích của từng khách truy cập, để khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm mua sắm trực tuyến phù hợp và hiệu quả. Các khách hàng tương tác với Ace có khả năng mua hàng cao hơn gấp 3 lần. Vì vậy, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng của thương hiệu cũng tăng gấp 4 lần.

Tham khảo:   Phản hồi nhanh chóng giúp chinh phục khách hàng như thế nào?

Áp dụng cá nhân hóa nội dung là một chiến lược cần thiết để các doanh nghiệp đổi mới và tăng tính cạnh tranh. Với những thông tin đáng tin cậy và số liệu thống kê rõ ràng, có thể thấy rằng việc tận dụng thông tin cá nhân hóa là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong kinh doanh. Sự tiếp cận cá nhân hóa không chỉ giúp nâng cao hiệu suất mà còn tạo ra một liên kết sâu hơn, thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. 

Xem thêm:

Sức mạnh của cá nhân hóa tương tác khách hàng

Cá nhân hóa sẽ thay đổi trải nghiệm khách hàng như thế nào?

Lập hồ sơ khách hàng và phân khúc khách hàng trong kinh doanh và marketing

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo