32. Kiến thức kinh tế

Cartel là gì? Các loại tiêu biểu và mục đích hoạt động

Cartel là gì? Cartel là thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp trong thị trường thiểu quyền về nhiều khía cạnh như sản lượng, giá cả, nơi phân phối… Hãy cùng tiếp tục độc để hiểu rõ về thuật ngữ kinh tế này nhé.

Cartel là gì?

Từ “Cartel” trong tiếng Anh mang nghĩa là thỏa thuận cạnh tranh. Cartel được định nghĩa là thỏa thuận giữa các công ty liên minh nhằm kiểm soát giá thị trường hoặc loại trừ một đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện.

Trong thỏa thuận Cartel, các thành viên đều đồng ý thống nhất giá mua, giá bán, tăng hoặc giảm bớt số lượng hàng hóa sản xuất ra thị trường. Các thỏa thuận này thường chỉ diễn ra trong thị trường thiểu quyền (Oligopoly Market), nơi có nhiều người mua nhưng chỉ có rất ít người bán.

Bên cạnh Cartel giữa các doanh nghiệp, trên nền kinh tế thế giới còn có Cartel giữa các quốc gia. Chúng là những hiệp định thương mại giữa các nước có điểm chung nào đó nhằm ổn định sản lượng, giá cả hoặc một số phương diện khác của thị trường. Đơn cử như OPEC – tổ chức các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ – được xem là một loại hình Cartel giữa các nước trên thế giới.

“Cartel là tổ chức gồm các nhà sản xuất độc lập được thành lập để điều chỉnh hoạt động sản xuất, định giá hoặc tiếp thị của các thành viên nhằm hạn chế cạnh tranh và tối đa hóa sức mạnh thị trường của họ.”

Mục đích của Cartel là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường lại “bắt tay” với nhau để cho ra thỏa thuận Cartel. Cartel hướng đến các mục đích quan trọng như:

Tối đa hóa lợi nhuận

Hầu hết các thỏa thuận Cartel đều đặt vấn đề lợi ích chung lên hàng đầu, trong đó có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Cartel giúp các doanh nghiệp thống nhất giá bán một cách độc quyền và giảm thiểu sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa họ. Nói một cách hình tượng thì các doanh nghiệp trong thỏa thuận Cartel giống như một “đàn hổ” cùng nhau “săn mồi” hơn là tranh giành lãnh thổ.

Tham khảo:   GDP per Capita là gì, có gì khác biệt so với GDP?

“Bài trừ” đối thủ cạnh tranh mới

Sự liên kết của các doanh nghiệp trong một cartel không chỉ giúp tối ưu lợi nhuận, tạo dựng vị thế vững chắc của các doanh nghiệp trên thị trường thiểu quyền mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới khi gia nhập thị trường.

“Mắt xích” bền vững giữa các “ông trùm” khiến cho những doanh nghiệp nhỏ khó lòng “chen chân” và hoạt động hiệu quả. Vì thế mà cartel còn được gọi là tập đoàn độc quyền hay nhóm độc quyền.

Nhìn chung, mục đích cốt lõi của cartel là tăng lợi nhuận, giảm cạnh tranh. Để đổi lấy các lợi ích nêu trên, doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận Cartel phải trả một khoản phụ phí để duy trì mối dây liên minh và đảm bảo rằng họ quyết tâm thực hiện những mục tiêu chung đã đề ra.

Đặc điểm của cartel

Qua tìm hiểu cartel là gì và những mục đích của nó, chúng ta có thể thấy được những điểm đặc trưng của phương thức liên kết này như sau:

Xuất hiện trong ngành công nghiệp độc quyền theo nhóm

Như đã đề cập ở trên, cartel còn có tên gọi khác là là tập đoàn độc quyền hay nhóm độc quyền. Lý do là hầu hết cartel đều xuất hiện trong một ngành công nghiệp độc quyền nào đó theo nhóm, nơi có rất ít người bán hàng hoặc hàng hóa chỉ được phục vụ tập trung cho một nhóm nhỏ khách hàng.

Đạt được “tiếng nói chung” trong kinh doanh

Khái niệm của cartel là thỏa thuận, mà thỏa thuận thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải ngồi lại cùng nhau, nêu ra và thống nhất về nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh thực tiễn như phân chia tỷ lệ thị trường, thiết lập mức giá bán ra, thiết lập mức giá cổ phiếu, cắt giảm tổng số lượng hàng bán, phân bổ vùng bán hàng, phân bổ khách hàng, thành lập các doanh nghiệp bán hàng chung, gian lận thầu, thay đổi các điều kiện hoặc chính sách bán hàng…

Tham khảo:   Thông tin là gì? Các dạng thông tin trong doanh nghiệp

Nếu không đồng ý về tỷ lệ phân chia thị trường, các thành viên cần đưa ra cách phân chia lợi nhuận độc quyền phù hợp.

Các loại cartel tiêu biểu

Trên thị trường có 2 loại Cartel phổ biến, đó là:

Cartel thỏa thuận mức giá: Là loại Cartel phổ biến nhất với các đặc trưng như sau:

–       Các thành viên cùng thống nhất ấn định mức giá tối thiểu và tối đa.

–       Các thành viên thảo luận về công thức tính giá hàng hóa cùng biên độ tăng/giảm giá phù hợp nhằm đạt sự đồng bộ về giá trên thị trường.

Cartel ngăn chặn sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới: Là loại Cartel dạng liên minh hướng đến mục đích khống chế các doanh nghiệp mới “xâm nhập” vào thị trường. Loại này sở hữu các điều khoản về:

–       Nội quy và nguyên tắc hoạt động của thành viên trong hiệp hội, đi kèm các điều kiện ràng buộc nhằm ngăn chặn trường hợp phản cạnh tranh đối với thành viên mới gia nhập hiệp hội.

–       Quy định cấm cạnh tranh đối với thành viên. Chẳng hạn như quy định cấm rút khỏi liên minh Cartel hiện tại để gia nhập một liên minh mới đang ở vị thế cạnh tranh với liên minh này.

–       Điều khoản phân chia tỷ lệ thị trường phân phối theo quy mô và tính chất hoạt động của các thành viên trong hiệp hội Cartel.

–       Điều khoản hạn chế sản xuất hoặc ấn định sản lượng lưu thông ngoài thị trường.

–       Điều khoản tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp khác đang trên đà cạnh tranh hoặc ảnh hưởng đến uy tín của hiệp hội.

Tham khảo:   Liquid assets là gì, tầm quan trọng của liquid assets?

Bây giờ thì bạn đã biết Cartel là gì rồi phải không? Nhìn chung Cartel là một phương thức hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm hướng đến một số lợi ích nhất định. Hy vọng việc tìm hiểu về khái niệm cũng như các vấn đền liên quan đến Cartel trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về một thuật ngữ quen thuộc trong ngành kinh tế.

Pha Lê

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo