Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Case Interview Là Gì? Mách Bạn Cách Chuẩn Bị Cho Mọi Case Interview

Case interview là gì? Chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng nếu đây là lần đầu tiên bạn đối mặt với hình thức phỏng vấn. Trong bài viết này, Masterskills sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về hình thức phỏng vấn này, cũng như mách bạn một vài mẹo chuẩn bị để vượt qua vòng phỏng vấn này một cách thuận lợi nhất.

Case interview là gì?

Case interview là một phương pháp phỏng vấn phổ biến giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá đầy đủ các kỹ năng của ứng viên. Đây là một hình thức phỏng vấn cá nhân, thường kéo dài trong thời gian 30 phút. 

case interview
Phỏng vấn tình huống là gì?

Khi tham gia hình thức phỏng vấn này, ứng viên sẽ phải phân tích và giải quyết một tình huống trong một khoảng thời gian xác định. Qua đây, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tư duy logic và khả năng xử lý dữ liệu của ứng viên; tư duy phân tích các câu hỏi định lượng; khả năng đối phó với khối lượng dữ liệu khổng lồ/câu hỏi mơ hồ; khả năng chịu áp lực công việc; v.v.

Các loại case interview phổ biến

Dưới đây là 4 kiểu case study thường được các doanh nghiệp sử dụng trong phỏng vấn tình huống.

Case study về chiến lược kinh doanh

Đây là các câu hỏi liên quan đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các câu hỏi khá phổ biến trong các tập đoàn Big 4.

Chiến lược kinh doanh là một vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm. Ở dạng case study này, bạn sẽ được cung cấp chi tiết về dữ liệu thực tế, và các câu hỏi về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Case study nhân sự

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra cho ứng viên các tình huống liên quan đến lĩnh vực nhân sự chẳng hạn như: làm sao có thể tối ưu chi phí tuyển dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ứng viên; Làm sao để quản lý hiệu quả quy mô nhân sự lớn?; v.v.

Case study về vấn đề tài chính

Các tình huống liên quan đến sáp nhập và mua lại là những case study phổ biến về vấn đề tài chính được các doanh nghiệp đặt ra cho ứng viên. 

Kiểu tình huống này thường bắt đầu với một lượng dữ liệu hạn chế liên quan đến doanh nghiệp mục tiêu và công ty mua/sáp nhập sẽ mua nó. Bạn đặt ra các câu hỏi để làm rõ hơn các dữ liệu, trong đó nên tập trung 80% câu hỏi dành cho công ty được mua/sáp nhập và 20% cho công ty sẽ mua/sáp nhập nó.

case interview là gì
Các loại case interview thường gặp

Có hai kiểu giao dịch mua và sáp nhập chính là về khía cạnh tài chính và khía cạnh chiến lược. Khi hiểu rõ động lực của doanh nghiệp mua/sáp nhập về khía cạnh tài chính trong ngắn hạn và doanh nghiệp mua/sáp nhập về khía cạnh chiến lược trong dài hạn sẽ giúp bạn xác định cách đánh giá mục tiêu tốt nhất. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của cả hai kiểu doanh nghiệp này đều hướng đến tăng lợi nhuận. 

Tham khảo:   Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Về Ô Nhiễm Môi Trường Phổ Biến Nhất

Case study về phân tích dữ liệu

Trong trường hợp này, bạn có thể nhận được một tình huống liên quan đến việc doanh nghiệp thâm nhập một thị trường mới. Khi đó bạn cần thực hiện xem xét và phân tích các dữ liệu liên quan đến thị trường; khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, v.v nhằm đưa ra quyết định phù hợp và hiệu quả nhất với tình huống trên.

Một số tình huống khác mà bạn có thể nhận được trong dạng case study này có thể kể đến như: Công ty cần làm gì để gia tăng doanh thu?, Tại sao thị phần của doanh nghiệp bị giảm?, v.v.

Các bước chuẩn bị cho case interview

Dù là hình thức phỏng vấn nào đi chăng nữa, để có một buổi phỏng vấn suôn sẻ bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Dưới đây là một vài bước chuẩn bị cho phỏng vấn tình huống hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Nghiên cứu về công ty tuyển dụng và ngành nghề

Thông thường, các tình huống được lấy từ các dự án từng được thực hiện bởi tổ chức. Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về công ty ứng tuyển sẽ cung cấp cho bạn thông tin nền tảng để giải quyết tình huống được đưa ra.

Chỉ khi bạn thực sự có hiểu biết về doanh nghiệp, cũng như lĩnh vực mà nó đang theo đuổi bạn mới có thể tìm ra lời giải đáp hợp lý và hiệu quả. 

Luyện tập giải quyết các loại case study khác nhau

Tham khảo và tập giải quyết các loại case study khác nhau sẽ giúp bạn dần làm quen với việc xử lý tình huống kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn không bị bất ngờ trước câu hỏi được đưa ra trong vòng phỏng vấn. Đồng thời, đây là cơ hội để bạn học hỏi và rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Thực hành kỹ năng giao tiếp và trình bày

Mặc dù giải pháp bạn đưa ra khá hiệu quả nhưng bạn không biết cách thuyết trình giải pháp của mình cho người phỏng vấn thì rất khó để bạn ghi điểm cao trong vòng này.

Do đó, việc rèn luyện và thực hành thường xuyên kỹ năng giao tiếp và trình bày sẽ giúp tự tin hơn khi trình bày giải pháp của mình với nhà tuyển dụng.

Tham khảo:   Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Kế Toán Và Cách Trả Lời Hay

Tìm kiếm nguồn tài liệu và tìm người có thể hỗ trợ luyện tập

Bạn có thể xin tài liệu, lời khuyên khi tham gia phỏng vấn tình huống của bạn bè hoặc anh chị đi trước. Nếu có thể bạn hãy nhờ sự hỗ trợ của họ trong việc tự tạo ra các buổi phỏng vấn tình huống mô phỏng. Đây là cơ hội để làm quen với cuộc phỏng vấn và rèn luyện kỹ năng liên quan. 

Tập trung vào quá trình giải quyết vấn đề thay vì kết quả cuối cùng

Đưa ra một phương án giải quyết tối ưu là điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở bạn. Một vấn đề có thể có nhiều cách để đi đến kết quả cuối cùng nó có thể rất nhanh và cũng có thể rất chậm, nó có thể đem lại lợi ích trước mắt nhưng lại gây ảnh hưởng về sau.

Do đó, thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, bạn nên chú ý vào quá trình giải quyết vấn đề sao cho hợp lý và tối ưu nhất.

Thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp và trung thực

Khi trả lời phỏng vấn, bạn cần thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp của mình trong cách xử lý tình huống. Điều này sẽ giúp bạn gây được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng tốt hơn. 

phỏng vấn tình huống
Các bước chuẩn bị cho case interview

Các kỹ năng cần thiết khác

Để chuẩn bị tốt nhất cho phần phỏng vấn tình huống bạn cần rèn luyện và trau dồi thêm một số các kỹ năng khác như: Kỹ năng phân tích và suy luận logic; kỹ năng thuyết trình và trình bày; khả năng xử lý tình huống nhạy bén; cách quản lý thời gian tốt; kỹ năng ghi chú; v.v. Tất cả những kỹ năng này sẽ bổ trợ cho quá trình giải case của bạn được thuận lợi hơn. 

Các lỗi phổ biến trong case interview

Dưới đây là một vài lỗi mà ứng viên thường gặp trong buổi phỏng vấn tình huống mà bạn cần lưu ý để tránh mắc phải:

  • Thiếu kỹ năng phân tích và suy luận: Một phần mục đích của phỏng vấn tình huống là nhà tuyển dụng muốn đánh giá tư duy phân tích và lập luận của ứng viên về một case study thực tế. Khi đó, nếu ứng viên thiếu kỹ năng phân tích vấn đề và suy luận chặt chẽ, logic thì rất khó có thể giải quyết vấn đề một cách cặn kẽ và hiệu quả.
  • Thiếu sự chuẩn bị và nghiên cứu trước: Khả năng trượt phỏng vấn rất cao nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Bạn khó có thể trả lời các câu hỏi về tình huống kinh doanh của doanh nghiệp khi không hiểu biết gì về sản phẩm, lĩnh vực, thị trường mà công ty đang theo đuổi.
  • Không hiểu câu hỏi và không trả lời đúng yêu cầu của đề bài: Trả lời lạc đề cũng là một trong những lỗi thường gặp trong một buổi phỏng vấn case interview. Lời khuyên của Masterskills dành cho bạn để hạn chế tình trạng này xảy ra là đặt các câu hỏi cho nhà tuyển dụng để làm rõ về vấn đề. 
Tham khảo:   Phỏng Vấn Du Học Mỹ Có Khó Không? 7 Tips Giúp Bạn Tăng Tỉ Lệ Đạt Visa Du Học Mỹ

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về hình thức phỏng vấn tình huống – case interview mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về hình thức phỏng vấn thú vị này, cũng như biết cách chuẩn bị để vượt qua vòng phỏng vấn này suôn sẻ nhất.

Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo