Xây dựng hệ thống phân phối

Chiến lược tăng doanh số cho mô hình cộng tác viên, đại lý, chuỗi hệ thống bán hàng phân phối

Hầu hết các doanh nghiệp thành công nhờ vào việc xây dựng tốt hệ thống kênh phân phối. Hãy xem hệ thống đại lý, cộng tác viên như một khách hàng của doanh nghiệp. Bởi nếu biết cách khai thác và tận dụng thì đây không chỉ là nhà phân phối, kênh bán hàng mà còn là dòng chảy doanh thu cho doanh nghiệp của bạn. Để tăng số lần quay trở lại mua hàng của đại lý, cộng tác viên, từ đó giúp tăng doanh số, doanh nghiệp nên quan tâm những yếu tố sau:

 

1. Giúp cho đại lý bán được hàng

Ta có thể thấy khi các công ty lớn quảng cáo, họ sẽ không quảng cáo nơi mua hàng, họ chỉ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tính năng của sản phẩm. Không có nơi mua hàng.

Tập trung cho thị trường giá trị không cần nghĩ điều gì diễn ra, dạy người khác cách bán hàng thành công. Tạo ra giá trị cho khách hàng để trở thành nguồn khách hàng. Sau đó bắt đầu trao giá trị lớn hơn cho nhóm nhỏ hơn và dần về sau tích lũy giá trị lớn hơn nữa cho nhóm nhỏ hơn thế nữa, càng tăng thêm người thực sự có cảm hứng với giá trị bạn đem lại cho họ.

2. Tặng phiếu mua hàng cho lần sau

Khách hàng luôn thích được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi. Việc tặng phiếu mua hàng sẽ khiến khách hàng quay trở lại cửa hàng của bạn mà mua thêm lần nữa. Từ đó chúng ta có thể có khách hàng thân thuộc.

Bạn có thể tặng phiếu mua hàng, mã giảm giá cho khách hàng cũ khi thương hiệu ra mắt sản phẩm mới hoặc trong dịp khai trương. Phiếu mua hàng giảm giá bạn cũng có thể gửi tặng cho khách hàng áp dụng trong những lần mua tiếp theo hoặc phiếu mua giảm giá nhiều lần để kiến tạo khách hàng trung thành.

3. Chính sách hoa hồng rõ ràng cho từng cấp bậc đại lý, cộng tác viên

Để khuyến khích và thúc đẩy sự năng động và tính hiệu quả của mạng lưới đại lý, doanh nghiệp cần có chính sách thưởng và hoa hồng rõ ràng cho từng hạng. Từ đó có thể chọn lọc ra đại lý tốt nhất sẽ được quan tâm công ty luật và đầu tư nhiều hơn các đại lý khác.

Tham khảo:   Chiến lược định giá bán buôn trong phân phối

4. Biến đại lý, CTV trở thành người thân thiết

Những người bán hàng giỏi sau khi bán hàng xong họ sẽ tập trung vào xây dựng  mối quan hệ với khách hàng. Từ đó họ sẽ quảng bá thương hiệu cho bạn.

Hãy chăm sóc và hỗ trợ các đại lý từ cấp thấp nhất trong hệ thống kinh doanh dù bạn không được hưởng hoa hồng từ họ. Lắng nghe vấn đề của họ và chia sẻ sự thành công của mình để họ nói ra công việc và khó khăn của họ.

5. Liên tục giữ mối quan hệ với đại lý, CTV và khách hàng

Giai đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng hệ thống đại lý; kênh phân phối đó chính là nuôi dưỡng. Điều này giúp duy trì trạng thái, là động lực để họ tiếp tục gắn bó trong thời gian tới. Hãy luôn luôn theo sát họ, ủng hộ bằng cách giữ liên lạc với họ.

6. Tổ chức ngày hội cho đại lý, CTV và khách hàng

Bạn có thể tổ chức những buổi vui chơi, giải trí hoặc những ngày hội trao giải thưởng hay bằng khen, giấy chứng nhận, huy hiệu,… cho những đại lý, cá nhân có thành tích bán hàng xuất sắc. Việc trao thưởng phải được thực hiện trang trọng trước sự chứng kiến của đông đảo nhân viên, các đại lý khác, có thể cả một số tổ chức ở địa phương và nhất là người tiêu dùng. Điều này thể hiện công ty trân trọng và đánh giá cao thành quả của các nhân viên và đại lý, mặt khác lại mang ý nghĩa tâm lý tích cực với các thành viên tham gia.

7. Chủ động gửi thông tin sản phẩm đến khách hàng

Những phương pháp remarketing như gửi email, tin nhắn cho đại lý, CTV và khách hàng cũ rất hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại. Đối với những khách hàng đã mua sản phẩm của bạn rồi thì họ rất tin tưởng bạn. Nên tỉ lệ chuyển đổi sẽ dễ hơn rất nhiều so với một khách hàng mới.

Tham khảo:   4 Sai Lầm Thường Gặp Trong Xây Dựng Kênh Phân Phối Cho Sản Phẩm Mới

Bạn có thể gửi thông báo về sản phẩm mới ra mắt, về những chương trình khuyến mãi ại cửa hàng, việc cho họ thấy mình vẫn còn tương tác và quan tâm đến họ sẽ giúp bạn giữ chân được họ lâu dài.

8. Tạo ra các buổi training về sản phẩm, các khóa học đào tạo về bán hàng

Việc xây dựng hệ thống đại lý giúp tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp không tốn nhiều chi phí để thuê nhân viên; kéo theo đó là không tốn nhiều chi phí trả lương. Vì vậy doanh nghiệp cần tạo ra hệ thống đào tạo chuyên nghiệp để biến đại lý, cộng tác viên thành đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, vừa giúp họ bán được hàng, vừa tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

9. Chiến lược tích điểm

Tích điểm qua app hay thẻ được xem là chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả, tăng doanh thu và lợi nhuận nhưng không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. Khách hàng sẽ cảm thấy được nhiều lợi ích hơn từ việc tích điểm sau mỗi lần mua hàng. Vì thế, họ sẽ đẩy mạnh việc mua hàng để tăng điểm số tích lũy để hưởng ưu đãi. Như vậy lợi ích của tích điểm khách hàng là tạo động lực để khách mua thêm hàng. Điểm số tích lũy do mua sắm càng cao tỷ lệ thuận với doanh thu của doanh nghiệp.

Đại lý, cộng tác viên cũng nên được áp dụng hình thức này và thu về tiền hoa hồng mỗi khi giới thiệu khách hàng mua hàng thành công.

Ứng dụng công nghệ để phát triển lâu dài

 

 

 
Bee Affiliate – Ứng dụng quản lý tự động hóa đại lý, cộng tác viên và bán hàng

Chính sách giá tốt, hoa hồng rõ ràng liệu đã đủ để kích hoạt cả mạng lưới đại lý nếu thiếu đi hệ thống quản lý và chăm sóc?

Tham khảo:   Làm thế nào đánh giá hệ thống phân phối

Tất cả mọi hoạt động kể trên nếu được kết hợp với phần mềm quản lý kênh phân phối, đại lý, cộng tác viên thì sự việc sẽ được tiến hành và xử lý nhanh hơn, hệ thống được tự động hóa, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động quản lý.

Như vậy để xây dựng mạng lưới đại lý hiệu quả doanh nghiệp phải “quan tâm” sát sao đến mong muốn, nguyện vọng của từng đại lý. Doanh nghiệp hãy coi đại lý như những người bạn đồng hành chứ không chỉ đơn giản là một đơn vị phân phối hàng hóa. Và hãy tư duy khác, vượt qua mọi lề thói quản lý cũ để ứng dụng công nghệ và quản lý. Hãy để mạng lưới đại lý hoạt động thật linh hoạt, hiệu quả.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo