Xây dựng hệ thống phân phối

Để phát triển hệ thống đại lý, tăng sự gắn kết cần làm gì?

Trong kinh doanh, nhà phân phối và đại lý bán lẻ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp đưa sản phẩm của nhà sản xuất đến trực tiếp khách hàng. Từ đó đẩy mạnh doanh thu, phát triển uy tín, giá trị thương hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường. Chính vì thế, phát triển hệ thống đại lý là kế hoạch, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp người quản trị và các nhân viên kinh doanh có thêm kỹ năng và nghệ thuật để phát triển hệ thống đại lý, nhà phân cả về số lượng và chất lượng kinh doanh.

Nắm vững nguyên tắc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống đại lý

Để xây dựng và phát triển hệ thống đại lý, bán lẻ hiệu quả bạn cần học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng quản lý. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn thực hiện tốt kế hoạch phát triển các kênh phân phối.

Nguyên tắc về cơ cấu tổ chức, quản trị

Bạn cần xác định và lựa chọn cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chuyên nghiệp một cách rõ ràng và phù hợp với yếu tố, văn hóa, lĩnh vực của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn là một tổ chức nhỏ, nhiệm vụ phân chia cho mỗi nhân viên dễ dàng thì không cần có cơ cấu quản lý chính thức. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp lớn có kế hoạch phát triển đại lý quy mô lớn cần có một cơ cấu tổ chức và quản trị khoa học. Từ đó giúp doanh nghiệp phân chia trách nhiệm công việc đạt năng suất hiệu quả, đem đến doanh thu, lợi nhuận cao.

 

Cơ cấu tổ chức và quản trị là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất

Nguyên tắc về vị trí địa lý

Muốn đạt hiệu quả kinh doanh tốt, doanh nghiệp phải cần tuân theo nguyên tắc về vị trí địa lý khi quyết định đầu tư hoặc mở thêm bất cứ cửa hàng, đại lý, siêu thị… Một số nguyên tắc về vị trí địa lý bạn cần cân nhắc và nghiên cứu như: mật độ các cửa hàng, siêu thị không được quá dày có thể gây ra xung đột giữa các thành viên ; không quá gần hay quá xa khu dân cư; không thuận tiện cho người tiêu dùng…

Tham khảo:   4 Yếu tố cốt lõi xây dựng kênh phân phối bền vững

Nguyên tắc về quyền hạn, trách nhiệm

Phát triển hệ thống đại lý cần đảm bảo trách nhiệm và quyền hạn mỗi nhân viên phải song song nhau. Mỗi một nhân viên khi được giao trách nhiệm để thực hiện công việc thì bản thân họ phải có những quyền hạn cần thiết để có thể thực hiện tốt công việc đó.

Nguyên tắc nhất quán trong mệnh lệnh

Tổ chức quản lý doanh nghiệp được phân chia cấp bậc như giám đốc, quản lý, nhân viên theo từng bộ phận. Các nhân viên chỉ nhận nhiệm vụ, báo cáo cho một cấp trên duy nhất. Khi việc phân chia này được thực hiện hoàn hảo thì mâu thuẫn trong các mệnh lệnh càng ít.

 

Các cấp bậc trong hệ thống đại lý cần được phân chia cụ thể

Nguyên tắc về tầm quản lý

Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ có thể quản lý giới hạn người lao động dưới quyền tùy thuộc vào mức độ công việc. Khi số lượng người lao động dưới quyền vượt quá giới hạn, có nghĩa là chất lượng quyết định của người quản lý sẽ giảm đi.

Nguyên tắc phân chia công việc

Các nhiệm vụ lớn phải được chia thành những nhiệm vụ nhỏ, người thực hiện có thể có chuyên môn để thực hiện công việc đó, việc này nhằm giảm mức độ đa dạng và tăng chất lượng hoàn thành tốt công việc.

Tham khảo:   MPS, MRP VÀ BOM: 3 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG HOẠCH ĐỊNH SẢN

Bí quyết tăng sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả

Trong giai đoạn thị trường đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, phát triển hệ thống đại lý là một giải pháp tối ưu, đồng thời cũng là thách thức lớn. Việc này đòi hỏi người đứng đầu doanh nghiệp phải am hiểu về sản phẩm và thị trường tiêu thụ cũng như hệ thống đại lý, phân phối của mình.

Khi doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi của thị trường, từ đó có những quyết định kịp thời và chính xác giúp hoạt động của kênh phân phối đạt hiệu quả cao. Đồng thời phải có sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả, gia tăng sức mạnh tinh thần tập thể. Doanh nghiệp cần lưu ý những bí quyết gia tăng sự gắn kết sau để việc quản lý và điều hành hệ thống đại lý, kênh phân phối đạt hiệu quả:

Quan tâm các thành viên trong kênh hoạt động

Nhà quản trị cần quan tâm và tìm hiểu những nhu cầu hay trở ngại của nhân viên trong các kênh phân phối, hệ thống đại lý gặp phải để kịp thời có sự giúp đỡ những thành viên đó. Đồng thời làm tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, giúp cho hoạt động trong kênh đạt hiệu quả tốt hơn.

Đánh giá các hoạt động của các thành viên

Một số tiêu chuẩn như mức doanh số, cách xử lý những hàng hoá thất thoát hư hỏng, mức độ quảng cáo sản phẩm và những dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng mà họ mang lại… thường xuyên được người quản trị dùng để đánh giá hoạt động của những thành viên trong kênh. Nhờ đó mà doanh nghiệp có những chính sách thưởng – phạt phù hợp nhằm khích lệ tinh thần nhân viên, thắt chặt hơn việc quản lý bộ máy phân phối của doanh nghiệp, phát triển bền vững hệ thống đại lý và phân phối bán hàng.

Tham khảo:   Xây dựng hệ thống bán lẻ giúp thúc đẩy doanh thu bán hàng

 

Luôn đánh giá hoạt động của các thành viên trong hệ thống đại lý

Khuyến khích các thành viên trong kênh

Đoàn kết luôn là mấu chốt cốt lõi để đi đến thành công của cả tập thể. Chính vì thế khi các thành viên trong hệ thống cùng nhau làm việc sẽ đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Ngoài những chính sách phúc lợi, khen thưởng kịp thời cho các đại lý, kênh phân phối có thành tích, doanh thu tốt. Việc dùng quà tặng tri ân đại lý cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo