Xây dựng hệ thống phân phối

Xây dựng hệ thống bán lẻ giúp thúc đẩy doanh thu bán hàng

Xây dựng hệ thống bán lẻ đúng chuẩn giữ vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Nếu việc này được diễn ra hiệu quả sẽ là con đường chinh phục khách hàng, chinh phục những thị trường khó tính.

Trong một hệ thống bán lẻ, các nhà phân phối, đại lý, người bán lẻ trực tiếp có vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng. Hay nói cách khác, đây như “đoàn tàu” nối liền các sản phẩm vào thị trường và đến tay người tiêu dùng.

Vậy làm cách nào để xây dựng hệ thống bán lẻ hiệu quả giúp tăng đại lý bán hàng?

Hiểu về hệ thống bán lẻ

Xây dựng hệ thống bán lẻ

Bán lẻ không còn là khái niệm quá xa lạ. Hiểu một cách đơn giản, bán lẻ là tập hợp các hoạt động liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng với các mục đích cá nhân.

Tập hợp các đơn vị thực hiện hoạt động bán lẻ với sự phân bố rộng khắp cả nước. Nhằm tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, quảng bá rộng rãi sản phẩm chính là hệ thống bán lẻ.

Một hệ thống bán lẻ tốt là tập hợp các phần tử liên kết chặt chẽ với nhau. Có quy trình xuyên suốt từ đầu tổng cho đến người bán lẻ trực tiếp cho khách hàng.

Tham khảo:   MPS, MRP VÀ BOM: 3 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG HOẠCH ĐỊNH SẢN

Xây dựng hệ thống bán lẻ hiệu quả

Để quản lý hệ thống bán lẻ thì người quản lý phải bao trùm được toàn bộ hoạt động của hệ thống. Các hoạt động này bao gồm 3 nội dung: Xây dựng hệ thống bán lẻ, Tổ chức và quản lý hệ thống, Kiểm tra và đánh giá hệ thống bán lẻ.

Xây dựng hệ thống bán lẻ

  • Đánh giá nhu cầu của khách hàng:
Đánh giá nhu cầu của khách hàng

Có cầu thì mới có cung. Với những nơi có nhu cầu lớn, cần tổ chức lực lượng bán lẻ trực tiếp. Đây là điều kiện lý tưởng để mang về doanh thu lớn với các bản kế hoạch bán lẻ.

Ngược lại, với các khu vực có nhu cầu thấp, lượng tiêu thụ phân bổ rải rác không tập trung. Hãy tổ chức bán lẻ thông qua các đại lý hay hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp khác. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp đến khách hàng sản phẩm mà không tốn quá nhiều nguồn lực. Hơn nữa, các đại lý ở khu vực đó sẽ hiểu rõ tập quán, sở thích để có chiến lược bán hàng tốt nhất.

  • Đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ cao cùng hệ thống quản lý hiện đại và tối ưu nhất thì việc phát triển hệ thống bán lẻ rộng khắp cả nước là điều dễ dàng. Nếu năng lực chuyên môn cũng như trình độ quản lý còn thấp. Hãy tập trung triển khai đào tạo ở một số khu vực. Nâng cao các cấp tuyến đầu để họ đào tạo và hướng dẫn cho hệ thống cấp dưới.
Tham khảo:   Xây dựng kênh phân phối cho sản phẩm mới như thế nào?

Tổ chức và quản lý hệ thống bán lẻ

Tổ chức và quản lý hệ thống bán lẻ
Tổ chức và quản lý hệ thống bán lẻ
  • Định hướng các chính sách phát triển bền vững và lâu dài: Để làm được việc này, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau đây:

Mặt hàng kinh doanh chính?

Đối tượng khách hàng là ai?

Phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng?

Công tác chăm sóc khách hàng và các chương trình khuyến mại như thế nào?

  • Mục tiêu kinh doanh: Mục tiêu của một doanh nghiệp có thể đề cập  đến nhiều khía cạnh. Có thể là doanh số, lợi nhuận, thị phần… Xa hơn là nguồn thu nhập của nhân viên, vị thế doanh nghiệp trên thị trường…

Kiểm tra và đánh giá

Mỗi một giai đoạn, nhà lãnh đạo phải kiểm tra, đánh giá và đưa ra phương án cho giai đoạn tiếp theo. Đây là bước quan trọng để tìm ra lỗ hổng trong hệ thống bán lẻ để khắc phục kịp thời.

Để xây dựng hệ thống bán lẻ không quá khó nhưng cần sự chắt lọc và có cái nhìn tổng thể để có bước đi xuyên suốt từ các cấp trên đến người bán lẻ cuối cùng. Khi xây dựng được một hệ thống tốt và hiệu quả thì việc tìm kiếm đại lý trở nên dễ dàng. Từ đó, giúp tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo