Trải nghiệm khách hàng

Chiến Thuật Tạo Niềm Tin Khách Hàng Mục Tiêu Của Doanh Nghiệp

“Khách hàng là thượng đế” – câu nói khẳng định vai trò của khách hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung. Một doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi có được lượng khách hàng lớn và được khách hàng tin tưởng sử dụng. Đây cũng chính là lý do vì sao doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng. 

Khách hàng là gì?

Khách hàng – tài sản của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng thì tỷ lệ thành công, phát triển càng lớn. Bởi vậy việc tạo dựng niềm tin khách hàng rất quan trọng để khẳng định vị thế của các doanh nghiệp. Khách hàng được hiểu là một doanh nghiệp khách hoặc đại lý, cá nhân có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. 

Tạo niềm tin khách hàng sẽ mang lại cho bạn một giá trị lớn về lợi nhuận

Tạo niềm tin khách hàng sẽ mang lại cho bạn một giá trị lớn về lợi nhuận

Theo như học thuyết của Six Sigma, “khách hàng” được định nghĩa là đối tượng giao dịch mua/bán với doanh nghiệp. Khách hàng – những người hiện tại đã mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ (khách hàng thật), khách hàng từng sử dụng (khách hàng cũ), khách hàng có nhu cầu nhưng chưa mua (khách hàng tiềm năng), khách hàng đã sử dụng và quay lại tiếp tục sử dụng (khách hàng thân thiết). 

Khách hàng là “con dao sắc bén” quyết định “sống – còn” của doanh nghiệp

Khách hàng đóng vai trò rất quan trọng tới hoạt động của doanh nghiệp. Họ không chỉ là nguồn tạo ra doanh thu mà còn là nền tảng để hỗ trợ phát triển thương hiệu. Có thể kể tới một số vai trò cụ thể của doanh nghiệp như: 

  • Khách hàng là “ông chủ” của doanh nghiệp

Khách hàng quyết định tới tự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi không có khách hàng, doanh nghiệp sẽ không có lợi nhuận để phát triển hệ thống dẫn tới phát sản. Bởi vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng rất chú trọng xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng và bám sát luật hấp dẫn nhằm mục đích mang lại sự hài lòng và tạo dựng niềm tin khách hàng. 

  • Khách hàng là kênh tiếp thị hiệu quả không tốn chi phí

Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ hài lòng họ sẽ sẵn sàng giới thiệu tới bạn bè người thân. Lời giới thiệu của khách hàng chính là “cầu nối” chất lượng giúp bạn có thêm khối lượng khách hàng lớn mà không cần tốn chi phí quảng cáo. 

Tham khảo:   Conversational CRM là gì? Vì sao nên sử dụng công cụ Conversational CRM?

Tuy nhiên để tạo được “kênh truyền thông” này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sản phẩm/dịch vụ chất lượng và cách cư xử lịch sự. 

  • Khách hàng giúp cải thiện sản phẩm

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng và sẽ nhận ra được những cái được và chưa được của sản phẩm/dịch vụ đó. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận vấn đề và cải tiến để đạt chất lượng tối nhất. 

Tạo niềm tinh khách hàng khẳng định vị thế thương hiệu

Tạo niềm tinh khách hàng khẳng định vị thế thương hiệu

  • Khách hàng khẳng định vị thế của doanh nghiệp

Khách hàng được ví như “thước đo” vị trí của các doanh nghiệp trên thị trường. “Thương trường là chiến trường” do vậy nếu doanh nghiệp không biết mình là ai, vị thế ở đâu thì rất khó để có thể cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh khác. 

Để biết được vị thế của mình không còn cách nào khác là nhìn vào độ phủ sóng của sản phẩm/dịch vụ và tệp khách hàng. Doanh nghiệp càng nhiều khách hàng sử dụng cho thấy vị thế và sức mạnh trên thương trường. 

  • Chiến thuật tạo niềm tin khách hàng mục tiêu khẳng định vị thế

Khách hàng là “kho báu” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu. Tuy nhiên đứng giữa một thương trường với nhiều đối thủ cạnh tranh phải làm sao để thu hút khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Lúc này bạn cần phải sử dụng các chiến thuật tạo dựng niềm tin khách hàng mục tiêu sau đây:

  • Tạo niềm tin khách hàng từ sản phẩm/dịch vụ chất lượng

Sản phẩm/dịch vụ chất lượng chính là nền tảng để khách hàng tin tưởng sử dụng. Khách hàng khi đã tin tưởng thường sẽ quay trở lại tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn, thậm chí giới thiệu tới nhiều người khác cùng sử dụng. 

Ngược lại khách hàng chỉ sử dụng 1 lần và không có ý định quay lại nếu sản phẩm/dịch vụ không đạt chất lượng như họ mong muốn. Do vậy bạn đừng chỉ cố bán cho nhiều người mà hãy cố gắng tạo ra sản phẩm chất lượng để tạo niềm tin khách hàng. 

  • Truyền thông là chiến thuật tạo để nhiều người biết tới

Bạn sở hữu một thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ tốt nhưng nếu không sử dụng lợi thế của Marketing đa kênh thì sẽ khó có thể quảng bá một rộng rãi để nhiều người biết tới. Do vậy trong chiến thuật tạo dựng niềm tin khách hàng bạn hãy lựa chọn cho mình phương thức quảng cáo tối ưu để khách hàng biết tới và nhận diện. Khi thương hiệu quả bạn phủ sóng càng rộng rãi càng cho thấy vị thế, khách hàng sẽ tin tưởng sử dụng hơn. 

  • Cung cấp thông tin chi tiết, rõ ràng và minh bạch

Bạn có thể xây dựng website, Fanpage, Zalo OA,…. xây dựng nội dung, thông tin, thông điệp và hình ảnh để giúp khách hàng nắm bắt và kích thích sử dụng khi có nhu cầu. Điều quan trọng là bạn cần cập nhật thường xuyên, linh hoạt và sáng tạo để thu hút khách. Thông tin về sản phẩm/dịch vụ rõ ràng và nhất quán sẽ giúp khách hàng tin tưởng từ đó đưa ra lựa chọn sử dụng

  • Chiến thuật “khách hàng là thượng đế”

Trải nghiệm thực tế của khách hàng chính là dữ liệu để chúng ta thu nhận và mang giới thiệu tới nhiều khách hàng khác. Do vậy việc chăm sóc khách hàng sau mua rất quan trọng. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy mình luôn được quan tâm, doanh nghiệp tin cậy và rất có thể họ sẽ quay lại sử dụng. 

Chăm sóc khách hàng sau mua củng cố niềm tin

Chăm sóc khách hàng sau mua củng cố niềm tin

Nhưng nếu chăm sóc khách hàng quá kém, dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu thì khả năng bạn mất khách rất lớn. Bởi vậy đừng chỉ chú tâm tới việc giới thiệu, quảng bà mà hãy làm sao để giúp khách hàng của bạn cảm thấy hài lòng. Một số luật hấp dẫn thu hút khách hàng như gửi thư cảm ơn khách hàng (Email), gửi thiệp cảm ơn khách hàng, thông báo chương trình tri ân khách hàng, 

Tham khảo:   Phần mềm CRM: Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Xử lý tình huống một cách nhanh nhạy

Khách hàng khiếu nại, phản hồi tiêu cực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, khi đó bạn cần ứng xử một cách nhanh gọn để hạn chế rủi ro. Tuỳ vào từng tình huống sẽ có những cách xử lý khác nhau, nhưng bạn cần đảm bảo điềm tĩnh lắng nghe và luôn niềm nở với khách hàng. Minh bạch giúp củng cố thêm niềm tin cho khách hàng tạo nền tảng phát triển hoạt động kinh doanh bền vững. 

Chiến thuật tạo niềm tin khách hàng tạo sức mạnh vô hình để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngoài việc sử dụng sức người và phương tiện truyền thông, thì sự góp mặt của các phần mềm đóng một vài trò quan trọng. Hiện nay có nhiều tổ chức doanh nghiệp sử dụng phần mềm Masterskills để giúp tối ưu gắn kết khách hàng và doanh nghiệp.

BẠN BIẾT GÌ VỀ SUBIZ?

Masterskills là phần mềm quản lý khách hàng, giúp các doanh nghiệp tăng tương tác khách hàng thông qua cửa sổ chat. Cùng một lúc bạn có thể nhận và gửi tin nhắn cho nhiều khách hàng tạo dựng sự hài lòng và niềm tin từ đó tăng chuyển đổi mang lại lợi nhuận. Đặc biệt, Masterskills còn giúp tích hợp bán hàng đa kênh (Website, Fanpage, Zalo OA, Email…) nhận định khách hàng tới từ nguồn nào, chiến dịch nào. Với nhiều ứng dụng, Masterskills dần trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp trên hành trình tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng. 

Tham khảo:   4 bài học lớn cần “nằm lòng” dành cho các nhà quản lý
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo