02. Quản Trị Mua Hàng

Công việc của nhân viên thu mua và những kỹ năng cần thiết

Công việc của nhân viên thu mua là vị trí mà bạn có thể quan tâm đến bạn yêu thích làm việc với các quy trình kinh doanh, thích mua sắm và so sánh giá cả. Bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu mua sắm thiết bị và hàng hóa một cách thông minh đều phải đầu tư vào một đội ngũ chuyên gia mua hàng giỏi.

Mô tả công việc của nhân viên thu mua là gì?

–       Nghiên cứu và đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng;

–       Yêu cầu báo giá, so sánh và đánh giá các đề nghị từ nhà cung cấp;

–       Ước tính và thiết lập các thông số chi phí và ngân sách cho việc mua hàng;

–       Tạo và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp;

–       Đàm phán các điều khoản thỏa thuận và giá cả;

–       Theo dõi đơn đặt hàng và đảm bảo giao hàng kịp thời;

–       Kiểm tra và xem xét các sản phẩm và vật tư nhằm đảm bảo chất lượng;

–       Nhập chi tiết đơn đặt hàng (ví dụ: nhà cung cấp, số lượng, giá cả) vào cơ sở dữ liệu nội bộ;

–       Cộng tác với các thành viên bộ phận kế toán về hợp đồng, lập hóa đơn và các vấn đề tài chính khác;

–       Chuẩn bị các báo cáo về mua hàng, bao gồm cả phân tích chi phí;

–       Phối hợp với nhân viên kho để đảm bảo việc bảo quản phù hợp;

–       Làm việc với các thành viên trong nhóm, người giám sát và người quản lý mua hàng để phát triển các kế hoạch mua hàng trong tương lai và tạo mối quan hệ tiềm năng với các nhà cung cấp;

–       Tham dự các triển lãm thương mại để cập nhật các xu hướng mới trong ngành.

Kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc nhân viên thu mua

Quản lý mối quan hệ tuyệt vời

Các mối quan hệ tuyệt vời thường là nền tảng của việc thu mua hiệu quả. Có mối quan hệ tốt không chỉ giúp bạn làm việc tốt hơn với nhà cung cấp, mà còn đảm bảo bạn đáp ứng đúng nhu cầu của đồng nghiệp hoặc doanh nghiệp của bạn.

Hãy nhớ rằng các mối quan hệ kinh doanh tuyệt vời được hình thành dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau cũng như các mối quan hệ cá nhân, điều đó có nghĩa là quản lý kỳ vọng và làm việc trong một môi trường minh bạch để luôn làm đúng những gì đã cam kết.

Tham khảo:   Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì?

Kỹ năng đàm phán mạnh mẽ

Mối quan hệ tốt là nền tảng nhưng kỹ năng đàm phán mạnh mẽ là yếu tố quan trọng để mang lại giá trị thực cho doanh nghiệp khi thực hiện công việc của nhân viên thu mua. Hãy nhớ đàm phán không chỉ là việc kiên trì theo đuổi mục tiêu của bạn mà còn là việc hiểu và khám phá nhu cầu cũng như mục tiêu của đối phương trong bất kỳ cuộc thảo luận nào. Khả năng đọc được suy nghĩ của người khác và nhận ra khi nào cần thỏa hiệp dựa trên sự hiểu biết đó là một kỹ năng bạn nên nuôi dưỡng. Mỗi cuộc đàm phán là khác nhau, điều đó có nghĩa là khả năng linh hoạt của bạn là một phần quan trọng của thành công.

Quản lý thời gian hoàn hảo

Đảm bảo hàng hóa được mua hoặc được giao đúng thời hạn, cụ thể là suôn sẻ qua các kênh phê duyệt bắt buộc và đáp ứng kỳ vọng đưa ra là điều rất quan trọng để giảm thời gian chết và tránh gây cản trở năng suất, đảm bảo chức năng thu mua mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Mặc dù môi trường hiện đại với sự hỗ trợ của các công cụ mua sắm điện tử giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc thu mua, nhưng bạn vẫn phải quản lý các khoảng thời gian đó một cách hiệu quả.

Suy nghĩ chiến lược

Tư duy chiến lược liên quan đến khả năng phân tích để đảm bảo bạn luôn nhìn thấy các vấn đề tiềm ẩn hoặc nhu cầu sắp tới. Khả năng cập nhật sự thay đổi của thị trường cung ứng, dự đoán nhu cầu trong tương lai và những điều này có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp của bạn luôn ở thế cạnh tranh trong một thị trường năng động.

Kỹ năng phân tích và ra quyết định

Để trở thành một nhân viên thu mua thành công, bạn cần có khả năng phân tích và đưa ra quyết định (và đôi khi là nhanh chóng). Bạn có thể có nhiều lựa chọn về nhà cung cấp và sản phẩm. Bạn sẽ phải chọn một nhà cung cấp có giá cả, chất lượng, các tùy chọn giao hàng và dịch vụ tổng thể tốt nhất. Chẳng hạn, khi phải đưa ra quyết định về loại bao bì sử dụng cho sản phẩm, bạn có thể sử dụng giấy thay vì nhựa nhằm thân thiện hơn với môi trường. Đây có thể là một lựa chọn hiệu quả về chi phí tùy thuộc vào ngành nghề nhưng bạn cần phải cân nhắc các yếu tố khác như nhận diện thương hiệu tổng thể và mục tiêu của công ty khi đưa ra quyết định. Trong nhiều trường hợp, bạn cũng cần phải đưa ra những lựa chọn này một cách nhanh chóng.

Tham khảo:   Nhà Quản lý Mua hàng giỏi cần quản trị pháp lý và hợp đồng xuất sắc

Cập nhật liên tục

Chuyên gia thu mua phải liên tục tự cập nhật về những gì xảy ra trên thị trường, kể cả trong và ngoài lĩnh vực hoạt động. Bằng cách tham gia các hội chợ và sự kiện, bạn có thể phát hiện ra những sản phẩm mới, kết nối được những nhà cung cấp mới với giá cả và chất lượng hấp dẫn hơn nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên thu mua thường gặp

Tại sao bạn nghĩ rằng bạn có thể trở thành một nhân viên thu mua hiệu quả?

Nếu bạn đã từng làm việc như một người thu mua trong quá khứ và đã làm tốt công việc, bạn nên đề cập đến kinh nghiệm trước đây của mình. Hoặc bạn cũng có thể nói về bất kỳ kinh nghiệm có liên quan nào khác mà bạn sử dụng kỹ năng đàm phán, kỹ năng bán hàng, kỹ năng phân tích…

Vậy bạn nên nói gì nếu đây là công việc đầu tiên của bạn? Ngay cả trong trường hợp này, bạn cũng nên tin tưởng vào khả năng của mình. Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có các kỹ năng mà một nhân viên thu mua cần và bạn mong muốn học hỏi từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn.

Tình huống khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt là gì và bạn đã giải quyết nó như thế nào?

Mục đích của câu hỏi này là để tìm ra định nghĩa khó của bạn là gì và liệu bạn có thể đưa ra cách tiếp cận hợp lý để giải quyết vấn đề hay không. Để thể hiện bản thân theo hướng tích cực, hãy chọn một tình huống công việc khó khăn không phải do bạn gây ra và có thể giải thích nhanh trong một vài câu cách bạn xác định vấn đề cũng như biện pháp xử lý.

Điều gì bạn cho là quan trọng hơn – giá cả hoặc chất lượng của sản phẩm?

Câu trả lời đúng cho câu hỏi này không đơn giản. Ví dụ, nếu bạn làm việc cho một chuỗi cửa hàng lưu niệm, bạn chắc chắn sẽ chọn mức giá rẻ nhất. Chất lượng không thành vấn đề đối với hầu hết du khách. Họ chỉ muốn những món quà lưu niệm và trong trường hợp lý tưởng, họ không muốn trả nhiều tiền cho chúng.

Tham khảo:   Bí quyết quản trị mua hàng tối ưu

Mặt khác, nếu bạn làm nhân viên thu mua cho một nhà hàng sang trọng, bạn sẽ phải hướng đến chất lượng. Và bạn sẽ không quan tâm nhiều đến giá cả, bởi vì giá cả không phải là mối quan tâm của những người dùng bữa trong các nhà hàng sang trọng.

Hãy nghiên cứu về vị trí mà bạn ứng tuyển và suy nghĩ xem giá cả hay chất lượng quan trọng hơn. Và nếu bạn không chắc chắn, hãy nói rằng bạn luôn hướng đến sự cân đối tốt nhất giữa giá cả và chất lượng.

Hãy tưởng tượng rằng bạn thực sự muốn mua sản phẩm từ một nhà cung cấp nhất định, nhưng không thể trả mức giá mà họ yêu cầu, bạn sẽ làm gì?

Với câu hỏi phỏng vấn công việc của nhân viên thu mua này, bạn có nhiều lựa chọn trả lời. Ví dụ, bạn có thể đề nghị họ hợp tác lâu dài để đổi lấy một mức giá tốt hơn, hoặc đề xuất quảng cáo miễn phí cho họ trên các nền tảng xã hội của mình hay đặt hàng với số lượng lớn hơn… Mọi thứ phụ thuộc vào ngân sách, tầm quan trọng của thỏa thuận. Điều quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn là thể hiện rằng bạn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc và cố gắng hết sức để tìm ra giải pháp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo