02. Quản Trị Mua Hàng

Top 5 kỹ năng cốt lõi để trở thành một nhân viên Mua hàng

Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng riêng biệt. Đối với lĩnh vực đặc thù như Procurement cũng không ngoại lệ. Có thể nói, yêu cầu đối với một chuyên viên trong lĩnh vực Mua hàng ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng về mặt số lượng. Đây được xem là cơ hội và cũng là thách thức đối với những ai có định hướng phát triển trong lĩnh vực này. Dưới đây là Top 5 kỹ năng cốt lõi mà bạn phải có nếu muốn trở thành một nhân sự trong lĩnh vực Mua hàng (Procurement).

  • Tư duy chiến lược

Là một chuyên viên mua hàng, bạn cần phải có tầm nhìn xa, kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng phán đoán, đánh giá và ra quyết định để chọn ra một nhà cung ứng tiềm năng. Tư duy chiến lược bao gồm việc lùi lại để xem xét bức tranh lớn hơn thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề trước mắt. Một chuyên viên mua hàng cần biết cách cân nhắc nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp để đưa ra một chiến lược mua hàng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần phải biết cách phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng như bộ phận Planning, Finance, Demand,.. để đưa ra chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả chung cho toàn chuỗi cung ứng.

  • Kỹ năng đàm phán

Đàm phán, thương lượng là kỹ năng hàng đầu mà một chuyên gia mua hàng cần phải có. Kết quả của một cuộc đàm phán thành công có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng cũng như sức ảnh hưởng của một nhân viên mua hàng.

Tham khảo:   Khi mua phải hàng hóa bị lỗi hoặc hỏng, chế độ bồi thường thế nào là đúng luật?

Vậy thế nào được cho là đàm phán thành công?

Một cuộc đàm phán thành công khi người mua thỏa thuận với người bán sao cho cả hai bên đều có lợi. Về phía người mua sẽ có được mức giá hợp lý với nguồn sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, trong thực tế đôi lúc chuyên viên mua hàng chiến lược vẫn phải có sự nhượng bộ nhất định trong đàm phán để có thể đạt được những kết quả dài hạn cho doanh nghiệp

  • Kỹ năng quản lý mối quan hệ

Mạng lưới kết nối của chuỗi cung ứng đặc biệt là đối với bộ phận Procurement ngày càng rộng mở. Để hoàn tất một quy trình mua hàng hiệu quả, một chuyên gia mua hàng không chỉ làm việc với nhà cung ứng hay khách hàng, mà còn phải làm việc với các phòng ban nội bộ doanh nghiệp, để đảm bảo chức năng mua hàng chiến lược diễn ra “mạch lạt” và hiệu quả.

 

Mối quan hệ tốt giúp tăng cơ hội giao dịch tốt, giảm rủi ro chuỗi cung ứng. Vì thế, kết nối và quản lý mối quan hệ giữa các bên liên quan (Stakeholders) là kỹ năng không thể thiếu đối với một nhân sự trong lĩnh vực Procurement.

  • Kỹ năng giải quyết xung đột

Làm việc với các nhà cung cấp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi mọi việc diễn ra không như ý muốn, các chuyên gia mua hàng cần biết khi nào và làm thế nào để cứu vãn hoặc có thể chấm dứt mối quan hệ với nhà cung cấp. Hơn hết, cần phải hiểu rõ kết quả và những rủi ro cho cả 2 hướng giải quyết là gì để đưa ra quyết định hợp lý trong tình huống cấp bách nhất. Ngoài ra, xung đột nội bộ giữa các cá nhân và các bộ phận trong một tổ chức cũng là điều khó tránh khỏi. Đứng ở vị trí một nhân sự Mua hàng, bạn cần phải có khả năng nhìn thấy và giải quyết những xung đột nội bộ sẽ xảy ra, để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược mua hàng.

  • Kỹ năng quản lý tài chính

Chi tiêu và quản lý nguồn tài chính là hoạt động liên quan trực tiếp đến chức năng mua hàng trong chuỗi cung ứng. Việc quản lý tài chính không đúng cách không những gây ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến bộ phận mua hàng, mà còn tác động trực tiếp đến nhà cung cấp và lợi ích của doanh nghiệp. Một nhà mua hàng g iỏi cần biết cách lập và quản lý ngân sách, cũng như theo dõi nguồn chi tiêu hợp lý, để có thể duy trì chất lượng mua hàng cho chuỗi cung ứng. Bạn cần phải đánh giá và và cân đối tài chính hiện có để đảm bảo chọn được nhà cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo