04. Quản Trị Bán Hàng, Thu hồi công nợ

Doanh nghiệp có thể thu hồi nợ khó đòi bằng những biện pháp nào?

Các khoản nợ nếu không quản lý và xử lý hiệu quả sẽ biến thành khoản nợ khó đòi, gây thiệt hại cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Thu hồi nợ là công việc khó khăn và rất nhạy cảm, đòi hỏi người đi thu nợ phải nắm rõ tính chất pháp lý của hồ sơ công nợ, phải có kỹ năng, nghiệp vụ để giải quyết linh hoạt và thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất. Doanh nghiệp khi gặp phải các khoản nợ khó đòi thì thu hồi nợ bằng những biện pháp nào?

 

  1. Gửi thư, công văn đòi nợ

– Trên thực tế có rất ít khách nợ quyết định trả nợ cho doanh nghiệp bạn khi bạn gửi thư đòi nợ tới. Tuy nhiên, để thu hồi nợ khó đòi thì đây cũng là một cách để chúng ta thực hiện.

– Ngoài ra, thư hoặc công văn đòi nợ còn là căn cứ để doanh nghiệp khởi kiện, xác định thời hiệu khởi kiện và là căn cứ để tạo lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp sau này.

  1. Đàm phán để thu hồi nợ

Khi gửi thư đòi nợ không có hiệu quả, doanh nghiệp thường phải đi tới bước tiếp theo đó là tiến hành đàm phán với khách nợ để thu hồi món nợ khó đòi. Quá trình đàm phán thu hồi nợ có thể được chia làm nhiều giai đoạn.

Tham khảo:   Khách hàng là gì? Vai trò, phân loại khách hàng

– Giai đoạn Thăm hỏi: Khi đến hạn thanh toán mà khách nợ vẫn không có động thái trả nợ, bạn có thể gọi điện, gửi email, công văn. Việc thăm hỏi này nhằm mục đích nhắc nhở nhẹ nhàng và thông cảm với sự chậm trễ của khách nợ, đồng thời gia hạn một thời điểm thanh toán cụ thể.

– Giai đoạn Nhắc nhở: Sau khi đã gia hạn cho khoản nợ khó đòi nhưng khách nợ vẫn chưa thanh toán, chúng ta chuyển sang nhắc nhở ở mức độ mạnh hơn. Tuy nhiên vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách nợ.

– Giai đoạn Cảnh cáo: Nếu khách nợ vẫn tiếp tục thất hẹn, chúng ta cần thể hiện thái độ đòi nợ nghiêm khắc hơn, có thể chỉ ra những hậu quả nếu khách nợ không thanh toán. Lần này, chúng ta nên đề nghị họ cam kết thanh toán bằng văn bản. Bước thực hiện này đòi hỏi phải thật khéo léo và khôn ngoan.

  1. Khởi kiện để thu hồi nợ khó đòi

Đây là biện pháp được sử dụng khi việc gửi thư đòi nợ nhắc nhở, đàm phán, thương lượng không thành. Biện pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp khách nợ không có thiện chí làm việc, cố tình lẩn tránh, thoái thác trách nhiệm, hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm, “nhỏ giọt”, và kéo dài. Khởi kiện thu hồi nợ đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ năng tranh tụng, kiến thức pháp luật chuyên sâu hoặc thuê luật sư bên ngoài nhưng phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ. Có như vậy mới thu hồi nợ hiệu quả, không làm hao tổn nhiều thời gian, công sức, tài chính của doanh nghiệp.

  1. Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của Văn phòng Luật sư
Tham khảo:   Hệ thống phân phối hàng hóa (Commodity Distribution System) là gì?

Thu hồi nợ khó đòi là quá trình phức tạp, khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi người thu hồi nợ có nghiệp vụ, chuyên môn và kinh nghiệm cao. Và khách nợ luôn có muôn vàn lí do để gây khó khăn cho công tác thu nợ nên các chuyên viên xử lí nợ phải vừa linh hoạt, vừa nắm bắt giỏi để có các phương pháp thu hồi nợ phù hợp.

Để không phải đau đầu về các khoản nợ khó đòi, khách hàng hãy sử dụng các dịch vụ thu hồi nợ uy tín như Dịch vụ tư vấn thu hồi nợ của Văn phòng Luật sư Việt Nam. Các chuyên gia, luật sư am hiểu chuyên sâu về luật pháp, có kinh nghiệm và kỹ năng tư vấn thu hồi nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm được giải pháp thu hồi nợ hiệu quả, an toàn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo